(HBĐT) - Trường mầm non Tiền Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) thuộc khu vực 135. Trường có nhiều chi lẻ. Phòng học tại các chi phụ chật hẹp, sân chơi, trang thiết bị còn thiếu so với yêu cầu; công trình vệ sinh tạm bợ chưa đúng tiêu chuẩn; cán bộ, giáo viên, nhân viên phải thường xuyên đến vận động phụ huynh cho con đến trường. Tuy nhiên, được sự động viên của ngành giáo dục, chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường, trường mầm non Tiền Phong đã vượt qua khó khăn để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

 

Đường giao thông đi lại khó khăn; trình độ dân trí thấp, chính vì vậy, vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với chính quyền xã và 13 trưởng xóm đến từng gia đình vận động phụ huynh cho trẻ đến trường đầy đủ, không để xảy ra tình trạng trẻ bỏ học ở nhà. Năm học 2015-2016, trường mầm non Tiền Phong có 10 nhóm lớp với 190 trẻ chia thành 7 chi. Tỷ lệ trẻ huy động đến trường đạt 100%. Chất lượng thực hiện bộ chuẩn 5 tuổi đạt 100%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi đầu năm còn 11,5%, đến cuối năm giảm xuống 6%.

Trao đổi với chúng tôi cô Hà Thị Hoài, Hiệu trưởng trường mầm non Tiền Phong cho biết: Để nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, trường mầm non Tiền Phong luôn quan tâm đổi mới phương pháp quản lý; xây dựng, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; tăng cường bồi dưỡng chính trị tư tưởng, đạo đức nhà giáo. Toàn trường có 20 giáo viên. Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực hành các hoạt động. Đến nay, 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên. Hàng năm các giáo viên tích cực đăng ký vào các lớp tập huấn về chuyên môn; tham gia các lớp đại học để nâng cao trình độ. Hàng tháng, trường tổ chức thi giao lưu chuyên môn; cho giáo viên thăm lớp, dự giờ để trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận nhanh với phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới. Năm học 2016-2017, nhà trường có 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

Giáo viên trường mầm non Tiền Phong (Đà Bắc) sử dụng tranh, ảnh trong giờ dạy để tạo sự lôi cuốn cho trẻ.

Bên cạnh đó, nhà trường đặc biệt quan tâm làm đồ dùng học tập cho học sinh. Từ vỏ chai nước, hộp mì tôm, lốp xe… đã được bàn tay khéo léo của các cô giáo làm thành những con vật ngộ nghĩnh. Những đồ chơi đó đã phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo, khám phá và trải nghiệm của trẻ.  

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các hoạt động ăn, nghỉ tại trường của các cháu. Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt quan tâm. Trường ký hợp đồng đặt mua những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Trường có vườn rau theo mùa đảm bảo cung cấp rau sạch. Nhà trường phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% trẻ; cân, đo, theo dõi biểu đồ nhằm phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì  kịp thời thông báo cho phụ huynh đểứ có biện pháp chăm sóc phù hợp. Nhờ vậy, tỷ lệ trẻ thể nhẹ cân, thấp còi giảm.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, trường mầm non Tiền Phong đã tạo được niềm tin của phụ huynh. Đây là niềm vui, nền tảng để nhà trường tiếp tục vươn lên, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

 

                                                                                       Thu Thủy

 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục