(HBĐT) - Chiến tranh khốc liệt, giữa những ngày mưa bom, bão đạn trút xuống, chỉ có ý chí thép và tình yêu vô bờ bến với đất mẹ mới giúp những người lính Cụ Hồ cầm chắc cây súng dưới những chiến hào bì bõm nước. Những hi sinh, gian khổ đã trở thành miền ký ức không thể xóa nhòa trong tâm khảm của mỗi người lính và của mảnh đất chữ S đang trên đà phát triển. Nhìn lại những tháng ngày gian khó ấy, để mỗi chúng ta thêm trân quý cuộc sống ấm no trong thời bình và tự nhắc nhở mình phải sống và cống hiến nhiều hơn nữa…
“Dũng sỹ bắn máy bay” Tạ Duy Sản kể về những kỷ niệm trong thời kỳ mưa bom, bão đạn và ý chí thép của những người lính bộ đội Cụ Hồ.
Những ngày trung tuần tháng tư, nắng gắt trải dài trên những hàng cây và hơi nồm ẩm ướt khó chịu bao trùm đặc trưng của những ngày đầu chuyển hè. Cơn mưa chen ngang, phố thị được dịp tận hưởng chút tiết trời mát lành. Ngày đẹp trời đó, chúng tôi có vinh dự lần thứ 2 được trò chuyện với “Dũng sỹ bắn máy bay” Tạ Duy Sản (ảnh), tại nhà riêng ở tổ 1B, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình. Năm nay đã bước sang tuổi 71, người lính Cụ Hồ ngày nào đã được ngơi nghỉ công việc xã hội, hằng ngày đưa đón cháu đi học. “Chiến tranh khốc liệt, gian khổ, khó khăn không thể kể hết. Thiếu ăn, thiếu mặc, ốm đau, sốt rét khiến không ít đồng đội đã ngã xuống. Thế nhưng, điều đó không thể khiến những người lính nhụt chí…”, ông Sản mở đầu câu chuyện.
“Một cây sắn ta trồng là một tên Mỹ gục/ Ngàn cây sắn ta vun là ngàn tên giặc tan thây/ Một cây sắn ta trồng là dựng căn cứ vững mạnh/ Ngàn cây sắn ta vun, tự lực, tự cường ta xây…”, những câu hát trong bài “Cây sắn tấn công” của Trần Bách sáng tác ngày nào, giờ vẫn văng vẳng trong tâm trí của người lính cựu Tạ Duy Sản. ông nhớ lại: “Trong 9 năm ở chiến trường, tôi chiến đấu 3 năm ở chiến trường Quảng Trị, nơi chiến trận khốc liệt nhất. Ngày 20/12/1968, chúng tôi được bổ sung vào Trung đoàn 28, hành quân vào Mặt trận Tây Nguyên. So với ở Quảng Trị, chiến trận ở đây không khốc liệt bằng, thế nhưng, ở Tây Nguyên đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất, có những lúc mặt trận gần như tan rã vì thiếu ăn. Để chống lại “giặc đói”, giữ sức đánh kẻ thù, khi đó, đồng chí Tư lệnh đã phát động phong trào trồng sắn. Mỗi chiến sỹ phải trồng 1.000 gốc sắn để nuôi sống mình, ngày mai di chuyển nhưng hôm nay vẫn trồng sắn để những đồng đội đến sau có lương thực”.
CCB Tạ Duy Sản nhớ lại: “Năm 1969, khi đánh căn cứ Plei Kần, ta phát hiện một hầm có đạn cối 82mm đã báo cáo cán bộ Trung đoàn và được lệnh lấy đạn bắn. Khi đó, bắn đến quả thứ 3 thì đạn nổ ngay trong nòng phá tan khẩu cối và khiến 3 chiến sỹ của ta hi sinh. Nhưng do thiếu đạn nên Trung đoàn lệnh tiếp tục lấy đạn bắn và gây nổ khẩu cối thứ 2. Thêm nữa, có những thời điểm, địch tập trung cả đại đội, muốn bắn cối vào nhưng không có đạn”.
Lên đường nhập ngũ khi 18 tuổi, cả tuổi trẻ của người lính cựu Tạ Duy Sản và đồng đội cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Không thư từ, không liên lạc, khó khăn, gian khổ là vậy nhưng họ vẫn vượt qua tất cả để giành độc lập cho dân tộc. Trong hơn 120 cuộc nói chuyện với thế hệ trẻ, người lính cựu Tạ Duy Sản đánh giá cao sự năng động, sáng tạo của những chủ nhân của tương lai đất nước. Thế nhưng, ông nhắn nhủ: “Vẫn còn một bộ phận bạn trẻ có tư tưởng hưởng thụ, chưa phát huy sức trẻ, sự năng động, sáng tạo của mình để phát triển bản thân và cống hiến cho non sông, đất nước”.
Qua những chia sẻ của “Dũng sỹ bắn máy bay” Tạ Duy Sản khiến chúng tôi nhớ lại những mẩu chuyện thật đến tận chân tơ, kẽ tóc trong cuốn hồi ký “Người lính Điện Biên kể chuyện” của nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn - chiến sỹ đánh đồi A1 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến tranh là vậy: hy sinh và mất mát. Được sống trong những ngày hòa bình, ấm no là “món quà vô giá” mà thế hệ cha, ông dùng máu, xương trao tặng. Trong ca khúc “Khát vọng tuổi trẻ”, nhạc sỹ Vũ Hoàng đã viết: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 21/4, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và tuyển sinh năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Nhiều người vẫn lo rằng, nếu không suy nghĩ thấu đáo, thí sinh có thể sẽ chọn sai nguyện vọng đăng ký, dẫn đến tình trạng trúng tuyển mà không muốn học.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, toàn tỉnh có 7.942 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2017 thuộc 49 đơn vị đăng ký dự thi. Trong đó, có 7.382 thí sinh phổ thông và 560 thí sinh tự do. Có 4.650 thí sinh chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp (chiếm 58,55%), 2.850 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh (chiếm 35,88%) và 442 thí sinh đã tốt nghiệp THPT năm 2016 đăng ký thi để lấy điểm xét tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp(chiếm 5,57%).
(HBĐT) - Xác định công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ là nhiệm vụ trọng tâm, những năm học qua, trường mầm non Nam Phong (Cao Phong) luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2016, nhà trường vinh dự được UBND tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II, giai đoạn 2016 - 2021. Đây cũng là trường học đầu tiên trên địa bàn huyện Cao Phong được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
(HBĐT) - Ngày 23/4, trong khuôn khổ kế hoạch mở rộng vùng dự án của ChildFund Việt Nam tại Hoà Bình, tại trường Tiểu học A Ngọc Mỹ, xã Ngọc Mỹ (1 trong 7 xã được chọn trong vùng dự án ở huyện Tân Lạc), ChildFund Việt Nam đã tổ chức chương trình “Ngày hội tài trợ” cho hơn 1.000 em học sinh các trường từ Mầm non đến THCS trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Nhiều năm liền phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi luôn nằm trong tốp đầu có thành tích xuất sắc tại các giải đấu của huyện và ngành. Ngành giáo dục huyện luôn xác định, thể thao học đường có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, không chỉ để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất mà còn góp phần rèn luyện nhân cách, đạo đức, ý thức, kỷ luật và lối sống lành mạnh cho học sinh.