Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; thiếu nhà tập thể dục, thể thao... Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, diễn ra sáng 23-2, ở Trường đại học Sư phạm Thể dục - Thể thao Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.


 

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu ý kiến tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em bảo đảm sức khỏe trong học tập; từng bước phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Thực tế thời gian qua cho thấy, môn Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được các trường quan tâm, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vì vậy, cần phải có các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học này trong nhà trường.

Tại hội nghị, phần lớn các đại biểu cho rằng, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm gần đây được thực hiện tốt ở các cấp học. Trong đó, ở cấp học mầm non, việc giáo dục thể chất được lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động giáo dục khác, giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ...

Trong khi đó, đối với giáo dục phổ thông, thời lượng được bảo đảm hai tiết/tuần (riêng lớp 1 đang thực hiện 1 tiết/tuần). Trong đó, có các nội dung tự chọn, có sự liên thông giữa các cấp học theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Đối với giáo dục đại học, môn học này được thực hiện theo học chế tín chỉ và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung của môn học Giáo dục thể chất chú trọng đến chất lượng, thực hiện được mục tiêu cơ bản: nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất, từng bước hình thành ý thức tự rèn luyện, dần từng bước hình thành thói quen vận động thể lực, phù hợp với đòi hỏi của lao động theo ngành nghề...

Việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng bộc lộ một số hạn chế như: Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối, nhiều nội dung còn nặng tính kỹ thuật; hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng đủ...

Vì vậy, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thể dục, thể thao trong trường học như: xây dựng các hoạt động thể thao thường xuyên, đưa các môn thể thao truyền thống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Ngành giáo dục cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục bảo đảm đạt chuẩn theo quy định.


                      TheoNhandan

Các tin khác


Khởi động công tác chuẩn bị kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019

(HBĐT) -Ngày 4/12/2018, Bộ GD&ĐT có Văn bản số 5480 về những thông tin chính thức ban đầu về kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo đó, đề thi năm nay sẽ có nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở tuyển sinh.

Cán bộ “tiếp tay” gian lận khiến quy trình chấm thi bị vô hiệu hóa

Những cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La lại chính là những người bắt tay nhau để gian lận, gây nên một kỳ thi thiếu công bằng.

Đơn vị xuất sắc trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của ngành GD&ĐT, toàn tỉnh hiện có 223 trường mầm non, trong đó có 3 trường mầm non vừa vinh dự được đón nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm. Điều đặc biệt và đáng quý là trong số đó có trường mầm non xã Tử Nê, huyện Tân Lạc - ngôi trường không phải nằm ở trung tâm huyện, thành phố, không phải vùng kinh tế phát triển mạnh.

Việt Nam đoạt 40 huy chương thi tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi "Tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế ITMC" tại Thái Lan đã mang về 40 huy chương, 7 giải khuyến khích, trong đó có 2 huy chương Vàng.

Huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện các chỉ tiêu GD&ĐT trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Tính đến tháng 1/2019, huyện Lạc Thủy có 9/13 xã đạt tiêu chí số 5 về trường học (chiếm gần 70%), 13/13 xã đạt tiêu chí số 14 về giáo dục. Kết quả này thể hiện sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương cũng như sự nỗ lực của ngành GD&ĐT trong việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực GD&ĐT trong xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh ta có 16 thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm 2019

(HBĐT) - Bộ GD&ĐT đã có thông báo chính thức về danh sách thí sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm 2019 diễn ra từ ngày 13 – 15/1/2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục