(HBĐT) - Thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các trường học trên địa bàn tỉnh đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 3/2 đến nay. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, các trường học trên địa bàn TP Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, dạy học qua internet và trên truyền hình.


Học sinh trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) thực hiện việc học trên internet trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. 

Đồng chí Bùi Thị Hiền, Hiệu trưởng trường tiểu học Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm) cho biết: Nhà trường hiện có 35 lớp với 1.178 học sinh. Ngay sau khi học sinh nghỉ học phòng, chống dịch và thực hiện hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, nhà trường đã triển khai các hình thức hướng dẫn học sinh tự học để duy trì nền nếp, kiến thức cho học sinh. Nhà trường đã phối hợp với VNPT tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm VNPT Elearning để dạy học trực tuyến, phần mềm dạy học trực tuyến Zoom. Hiện đã có 11/35 lớp triển khai được việc dạy học trực tuyến vào các buổi tối. Tùy theo giáo viên và tình hình thực tế sẽ tổ chức dạy học từ 3 - 5 buổi/tuần, mỗi buổi 2 giờ đồng hồ. Học sinh nào không có điều kiện học trực tuyến giáo viên sẽ gửi bài tập cho phụ huynh qua email, hoặc in sẵn bản cứng để ở phòng bảo vệ nhà trường để phụ huynh lấy bài cho học sinh tự học. Sau thời gian tổ chức dạy học trên internet, phản hồi của đa số phụ huynh là đồng tình, đánh giá cao hiệu quả, nhất là việc duy trì nền nếp học tập của học sinh, để các em có thể sẵn sàng trở lại trường khi hết dịch.

Số liệu thống kê của Phòng GD&ĐT thành phố cho thấy, 100% trường học đã thông báo lịch phát sóng "Học trên truyền hình” đến phụ huynh, học sinh về các nội dung ôn tập 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh dành cho học sinh lớp 9, do Sở GD&ĐT phối hợp với Đài PT-TH tỉnh thực hiện (phát sóng từ 8h thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần). 23 trường đã phối hợp với VNPT tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm VNPT Elearning để dạy học trực tuyến tại nhà. Nhưng do điều kiện gia đình học sinh, nên chỉ một số trường trung tâm thực hiện dạy học trực tuyến, cụ thể là có 6 trường tiểu học, 9 trường cấp THCS. Ngoài ra, các trường còn sử dụng hiệu quả một số phần mềm dạy học trực tuyến Zoom, zalo… để thực hiện dạy học trực tuyến cho học sinh đối với các môn học ở tất cả các khối lớp.

Đối với các đơn vị không thể tổ chức dạy học trực tuyến, do điều kiện gia đình học sinh không có máy vi tính, các thiết bị kết nối internet, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp với phụ huynh hướng dẫn học sinh ôn bài, bằng hình thức giao bài tập các môn học qua tin nhắn, zalo, gmail, thường xuyên động viên, nhắc nhở học sinh làm bài chụp gửi để giáo viên chấm chữa, trả bài.

 Đồng chí Kim Thị Hồng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố cho biết: Thời gian đầu tổ chức dạy học trực tuyến, đa số học sinh còn ngại tương tác, giao tiếp với giáo viên, hoặc chưa thành thạo trong thao tác kết nối, đăng nhập để vào lớp học trực tuyến. Nhưng sau một thời gian duy trì học tập, học sinh đã tích cực tham gia, tỷ lệ học sinh học trực tuyến đạt từ 60 - 80% tổng số học sinh của lớp, của trường, đối với các trường trung tâm, tỷ lệ này đạt 80 - 95%. Việc triển khai dạy học qua internet của thành phố có thuận lợi là đa số các trường học đều có giáo viên bộ môn tin học, giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT thành thạo để thực hiện dạy học qua internet. 100% trường học, gia đình giáo viên được trang bị máy tính kết nối mạng internet, đảm bảo cho việc dạy học qua internet. 

Tuy nhiên, việc triển khai cũng gặp phải một số khó khăn, một số trường học vùng ven thành phố, các trường thuộc Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn (cũ) việc ứng dụng CNTT để dạy học trực tuyến của giáo viên còn hạn chế; máy tính kết nối internet còn chậm, đường truyền chưa đảm bảo cho việc dạy học hiệu quả. Đa số gia đình học sinh của các trường vùng ven chưa trang bị được máy vi tính có kết nối internet, khả năng ứng dụng CNTT của phụ huynh và học sinh còn nhiều hạn chế, do đó khó có thể tổ chức dạy học trực tuyến.


 Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục