(HBĐT) - Dịch Covid-19 kéo dài đã hơn 3 tháng và diễn biến còn phức tạp, chưa biết bao giờ kết thúc. Trẻ em nghỉ học dài ngày, rơi rụng kiến thức đang là nỗi đau đầu cho ngành Giáo dục và cả xã hội, nhất là các gia đình. Dạy học online là giải pháp hợp lý đã được tính đến và đang được duy trì trong bối cảnh này. Thế nhưng, xung quanh việc học online qua mạng biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười.


Anh Nguyễn Ngọc Khánh, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) hướng dẫn con học online.

Anh Khánh, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) có 2 con, đứa học lớp 2, đứa lớp 8. Sau Tết, chúng nghỉ học một mạch đến giờ, kiến thức cũng mất dần. Vợ chồng anh chị đi làm cả ngày, tối đến mệt chẳng còn sức để dạy con, đành "buông” cho nhà trường. Anh bảo, đứa lớn thì gia đình in cho các bài tập của nhà trường để tự làm, khi về, vợ chồng có thời gian kiểm tra, học online nó cũng có thể chủ động hơn. Thế nhưng đứa nhỏ, qua mấy tuần học online cũng chưa thấy nhiều hiệu quả. Được mỗi cái là bọn trẻ thích thấy bạn bè, cô giáo trên màn hình máy tính, điện thoại thông minh cho đỡ nhớ. Còn kiến thức thu được cũng hạn chế. Nếu đủ cả lớp thì tới mấy chục bạn, nhưng thực tế duy trì học online chỉ được khoảng chục bạn là nhiều. Trong khi đó, thời gian học ngắn, học sinh còn mải chơi, đến rửa mặt, ăn sáng còn phải giục giã thì học qua mạng một tuần vài buổi, mỗi buổi trên dưới tiếng đồng hồ, đúng là chẳng buồn nói.

Chị Minh có con học lớp 3 ở phường Phương Lâm cho biết: Hầu hết cha mẹ học sinh không có thời gian ở nhà, theo dõi con trẻ nên việc học gần như giao khoán cho nhà trường. Cháu ở nhà mãi, suốt ngày xem ti vi mờ cả mắt. Ban đầu, cháu rất phẩn khởi vì được gặp bạn bè, thầy cô qua mạng. Nhưng dạo này bảo cháu học cũng chỉ là hình thức. Cháu còn nhỏ, chưa định hình được cách thức học. Đường truyền thì liên tục gián đoạn, mất thời gian, cứ thi thoảng lại gọi cho mẹ thông báo không vào được, bị thoát ra liên tục, đâm ra chán nản. Đúng là toát mô hôi mới vào được phần mềm dạy học. Đấy là ở thành phố có điều kiện thuận lợi hơn, còn ở các vùng khó khăn thì học online, coi như không hiệu quả.

Đối với ngành Giáo dục phải vượt lên những khó khăn về hạ tầng, trình độ giáo viên để tiếp cận dạy học sao cho hiệu quả. Các giáo viên chuyển từ hình thức dạy tập trung sang hình thức dạy qua mạng. Cô giáo Bình dạy tiểu học trên địa bàn TP Hòa Bình tâm sự: Một số giáo viên chưa tiếp cận nhiều và thành thục với dạy học trên mạng, nên mất nhiều thời gian tìm hiểu và vận hành. Được dạy học, nhìn thấy học trò cũng đỡ nhớ. Thế nhưng việc dạy học online cho trẻ tiểu học cũng rất khó khăn. Hạ tầng viễn thông chập chờn lúc có lúc không, hẹn giờ tập hợp được các bạn, đang thao thao giảng dạy lại bị "out”. Vậy là bao công sức đặt lịch, lên giáo án chương trình đành gián đoạn. Mỗi lần cô gọi cũng nhiều bạn xung phong sôi nổi lắm nhưng học sinh tiểu học còn ham chơi. Đang học nhiều bạn cứ ngẩn ngơ mải làm việc riêng, cô gọi sao không tập trung lại trả lời "em đang nghĩ đến món khoai tây chiên"; bạn lại mang cả bim bim vừa ăn, vừa học; bạn đang học chạy đi vệ sinh... Thế nên nhiều buổi chẳng đầy đủ hết cả lớp, hiệu quả nhất là giúp các con có ý thức rèn luyện học tập. Chỉ mong dịch Covid-19 chóng qua để cô trò còn gặp nhau dạy và học là hiệu quả nhất.

Linh Trang


Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục