(HBĐT) - Sau thời gian khá dài tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, ngày 27/4, học sinh khối lớp 9 và khối lớp 12 trên toàn tỉnh đã trở lại trường. Theo lộ trình,  học sinh khối THCS, THPT còn lại và học viên các Trung tâm GDNN- GDTX huyện, Trung tâm GDTX tỉnh, học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình đi học trở lại từ ngày 4/5. Học sinh tiểu học và trẻ mầm non đến trường từ ngày 11/5.


Giáo viên trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc) vệ sinh khuôn viên nhà trường chuẩn bị đón học sinh đi học trở lại.

Trước đó, ngày 1/4, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, có công văn hướng dẫn việc dạy học tại nhà, và khuyến khích giáo viên dạy học trực tuyến trong thời gian nghỉ để phòng, chống dịch bệnh. Tổ chức cho giáo viên cốt cán các bộ môn xây dựng chương trình tinh giản, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong thời gian 9 tuần còn lại của năm học. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 đối với học sinh lớp 9, kỳ thi tốt nghiệp đối với học sinh lớp 12.

Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn nề nếp dạy và học của giáo viên, học sinh trên toàn tỉnh. Không chỉ trong thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch, khi cán bộ, giáo viên, học sinh trở lại trường nhưng vẫn phải tuân thủ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT cũng nảy sinh khá nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc.

Hiệu trưởng trường TH&THCS Cao Sơn (Đà Bắc) Nguyễn Xuân Hương trăn trở: Toàn xã có tổng số 937 học sinh, trong đó có 634 học sinh TH&THCS, 305 trẻ mầm non. Do dân cư phân bố thưa thớt nên cả hai trường phải bố trí thêm 7 điểm trường ở các xóm. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, một trong những yêu cầu đặt ra là: nhà trường phối hợp với cơ sở y tế, hoặc chủ động thực hiện việc đo thân nhiệt cho học sinh, cán bộ, giáo viên trước khi vào trường, lớp học. Tuy nhiên, hiện toàn xã chỉ có 2 máy đo thân nhiệt do trạm y tế và Ban chỉ đạo xã quản lý. Để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh khi toàn thể học sinh được trở lại trường, thì cần phải có tới 16 máy đo thân nhiệt. Là xã vùng đặc biệt khó khăn, các trường và địa phương không có kinh phí để thực hiện, nên chúng tôi rất băn khoăn trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên. Đó cũng là thực trạng chung các trường ở xã khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn trên toàn tỉnh.

Thực hiện việc chia lớp để giữ khoảng cách nhằm thực hiện nghiêm túc việc giãn cách theo quy định phòng, chống dịch. Đó là vấn đề được các trường thực hiện nghiêm túc sau khi học sinh đi học trở lại. Đơn cử trường THCS Sông Đà (TP Hòa Bình), với tổng số 180 học sinh lớp 9, từ 5 lớp trước đây đã được chia thành 10 lớp, để đảm bảo khoảng cách. Sắp tới, khi toàn thể học sinh, sinh viên được đi học trở lại, đa số các trường đều phải chia một lớp thành hai. Theo đó, cường độ làm việc của giáo viên cũng phải nhân đôi. Tính bình quân giáo viên tiểu học 23 tiết/tuần, nay vào khoảng 39-40 tiết/tuần; giáo viên THCS từ 19 tiết/tuần cũng nâng lên 37-38 tiết/tuần. Tuy thời gian còn lại của năm học chỉ còn 9 tuần, công việc phát sinh được đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện với tinh thần tự nguyện, nhưng thực tế đó, đội ngũ cán bộ quản lý đều có chung nguyện vọng đề nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm động viên, hỗ trợ để các thầy, cô giáo yên tâm công tác, nhất là đối với những giáo viên hoàn cảnh gia đình khó khăn.   

Học sinh đi học trở lại với tinh thần thoải mái, phấn khởi, nhưng vẫn cảnh giác cao với việc phòng, chống dịch bệnh. Với tinh thần chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, được các cấp có thẩm quyền quan tâm, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tin tưởng đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh vừa góp phần chiến thắng đại dịch, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

Đ.P

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục