(HBĐT) - Những ngày cuối tháng Tư, hơn 900 học sinh trường mầm non, TH& THCS trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) cùng hồ hởi chuẩn bị trở lại trường lớp sau gần 3 tháng nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.

 

Giáo viên trường mầm non xã Cao Sơn (Đà Bắc) dọn vệ sinh trường lớp, chuẩn bị đón học sinh sau kỳ nghỉ phòng, chống dịch Covid-19.

Xã có 2 trường là mầm non,TH&THCS, nhưng do dân cư phân bố thưa thớt, hệ thống đường liên xã, liên xóm chưa hoàn thiện, địa hình đồi núi cách trở, nên việc đi lại còn nhiều khó khăn. Cả 2trường đều có 7 điểm trường ở các xóm, bản. Thực tế đó cũng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, giáo viên,học sinh phải hết sức nỗ lực để thực hiện tốt phương châm"Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. 

Phó Hiệu trưởng trường TH&THCS Cao Sơn Vũ Thị Châu Loan chia sẻ: Học sinh các cấp trong xã phân bố ở 9 xóm, xa nhất là xóm Sưng, cách trung tâm xã 12 km. Hiện mới có 2/9 xóm có wifi, nhiều xóm sóng điện thoại di động chập chờn, do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học rất hạn chế. Để duy trì việc giảng dạy,học tập của giáo viên, học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch ôn tập tại nhà cho học sinh, phân công giáo viên giao đến từng nhàcác em,cuối tuần đến thu kết quả. Đồng thời, trực tiếp giải đáp thắc mắc, hướng dẫnphương pháp học,tiếp tục giao kế học tập cho tuần sau. Cách làm đó, tuy đi lại vất vả, nhưng trực tiếp gặp gỡ được phụ huynh và học sinh nên chúng tôi yên tâm về chất lượng học tập của các em. Qua đó, đảm bảo cho các em được cập nhật kiến thức theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra. 

Em Lò Bảo Ngà, học sinh lớp 3, ở xóm Nà Chiếu cho biết: "Do phòng, chống dịch Covid-19, chúng em không được đến trường, đến lớp, nhưng hàng tuần, các thầy, cô đều đến tận nhà giao bài và kiểm tra, chấm điểm. Tuy ít được gặp gỡ, trao đổi với các bạn, nhưng học tại nhà theo kế hoạch của nhà trường đã giúp chúng em ôn lại kiến thức cũ,tiếp thu nhiều kiến thức mới. Em còn học thêm tiếng Anh để sang năm lên lớp 4 cho đỡ bỡ ngỡ". 

Thầy giáo Bùi Văn Thanh, chi xóm Sưng, trường TH&THCS xã cho biết: Sóng điện thoại ở đây rất chập chờn, wifikhông có, vô tuyến cũng không. Vì thế, chúng tôi phải bám bản và đến từng nhà để giao bài,hướng dẫn học sinh ôn tập. Nhiều hôm trời mưa, đường sá lầy lộiphải ở lại điểm trường. Tuy khó khăn, vất vả, nhưng chúng tôi đều xác định tất cả vì học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người ở vùng đất còn nhiều gian khó. 

Cũng như trường TH&THCS, trường mầm non xã Cao Sơn cũng có 7 điểm trường ở các thôn, bản. Đồng chíPhạm Thị Yến, Hiệu trưởng nhà trường giãi bày: Dân cư ở đây đa số là người Dao, đời sống chủ yếu dựa vào trồng màu, chăn nuôi nhỏ lẻ, nên thu nhập bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trước khi xảy ra dịch Covid-19, nhà trường tổ chức cho các em ăn bán trú với 14.000 đồng/ngày. Nhưng do quá khó khăn, có gia đình gom góp tiền đóng theo tuần, thậm chí có gia đình còn nợ cả tiền ăn đến vài ba tháng. Khó khăn là thế, nhưng đa số các em trong độ tuổi đều được đến trường, đến lớp. Trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19, 221 cháu mẫu giáo được các cô tới tận nhà phối hợp với cha mẹ duy trì nề nếp học tập. Thời gian nghỉ đã khá dài, giờ đây các em chỉ mong sớm được đến trường, đến lớp. 

Sau những ngày thực hiện giãn cách xã hội, nhịp sống ở Cao Sơn bắtđầutrở lại bình thường. Đó cũng là tín hiệu vui vì học sinh sắp được trở lại trường, lớp. Với tinh thần duy trì nề nếp,đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh, Ban chỉ đạophòng, chống dịch Covid-19 xã và các nhà trường đã tập trung dọn dẹp vệ sinh, phun hóa chất khử trùng, kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị.Ban chỉ đạoxã đã cấp cho mỗi lớp học 1 chai nước khử khuẩn, mỗi giáo viên, học sinh 2 chiếc khẩu trang, và giờ học đầu tiên của các trường sau kỳ nghỉ dài sẽđược dành để tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫncông tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

 Đức Phượng


Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục