(HBĐT) - Năm học 2019 - 2020, ngành GD&ĐT tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về công nghệ thông tin (CNTT). Điểm nổi bật trong năm học là đã thực hiện triển khai trải nghiệm sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit và giáo dục STEM đến 47 trường tiểu học, THCS, TH&THCS. Đã có nhiều sản phẩm sáng tạo tham gia các cuộc thi, có 1 sản phẩm đạt giải khuyến khích cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho thanh, thiếu niên toàn quốc.


100% tiết học tin học của học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đều thực hành trên máy tính.

Nhiều năm nay, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ luôn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý và hoạt động giảng dạy. Dẫn chúng tôi đi thăm phòng tin học của nhà trường, thầy giáo Nguyễn Tiến Đức, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường hiện có 4 phòng tin học với 120 máy tính nối mạng, đáp ứng tốt yêu cầu học sinh học và thực hành môn tin học. Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, nhà trường đã và đang triển khai thực hiện học bạ điện tử, sổ điểm điện tử. Nhà trường cũng đã có website và trang fanpage để cập nhật các hoạt động cũng như thông tin các vấn đề liên quan đến phụ huynh và học sinh. Các giáo viên tham gia sinh hoạt theo nhóm tin trên facebook. Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường đã triển khai việc dạy học, họp trực tuyến trên phần mềm Microsoft. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy được giáo viên tích cực hưởng ứng, gần 90% tiết giảng có sử dụng máy chiếu; giáo viên các tổ soạn giáo án điện tử theo nhóm. Riêng bộ môn Tin học đã sử dụng máy chủ chấm bài thi online miễn phí làm công cụ dạy học và đánh giá học sinh từ xa. Ngoài việc giảng dạy bộ môn Tin học theo nội dung của Bộ GD&ĐT quy định, nhà trường đã tiến hành giảng dạy lồng ghép các nội dung tin học văn phòng Microsoft; đến nay đã có hơn 700 học sinh nhà trường thi và đỗ có chứng chỉ tin học văn phòng chuẩn quốc tế MOS.

Trước tiên là thực hiện việc sử dụng sổ sách điện tử trong các nhà trường, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường triển khai hệ thống: Cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn ngành về GD&ĐT, quản lý nhà trường (SMAS, VnEdu), quản lý thư viện, quản lý tài chính, quản lý phổ cập... Kết quả hiện nay, các loại sổ sách như sổ điểm, sổ phổ cập, sổ đăng bộ, hồ sơ giáo viên, thư viện, hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục, sổ tài sản, số liệu thống kê về học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính đã được số hóa. Phần mềm SMAS của Viettel và VnEdu của VNPT đã được triển khai đến 100% cơ sở giáo dục, hỗ trợ tốt trong việc quản lý học sinh, tổng kết điểm và phục vụ chuyển thông tin cho CSDL toàn ngành về GD&ĐT. Phần mềm kế toán MISA được triển khai đến tất cả các trường THPT, mầm non, tiểu học, THCS một số huyện, thành phố tự chủ về tài chính.

Tình hình gửi nhận văn bản điện tử (qua website, email) hiện nay cho thấy, 98% văn bản của Sở thực hiện qua hình thức điện tử, 2% văn bản không qua hình thức điện tử là có tính mật, hoặc liên quan đến công tác thanh tra khiếu tố, văn bản không được phép công khai. Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết: Khi triển khai gửi nhận văn bản điện tử đã tiết kiệm chi phí bưu điện, in ấn, tránh được sự thất lạc, kịp thời phục vụ công tác trao đổi thông tin trong chỉ đạo, điều hành. Các loại sổ sách điện tử được lưu trữ khi cần truy vấn thực hiện nhanh chóng, chính xác. Số liệu được cập nhật đầy đủ phục vụ tốt tổng hợp các báo cáo thống kê và hỗ trợ lập kế hoạch. Hiện nay, việc cấp phát và cấp phát lại văn bằng, chứng chỉ, chuyển trường cho học sinh đều đang được thực hiện mức độ 3 dịch vụ công trực tuyến. Sở GD&ĐT đã có quy chế về việc tổ chức hội nghị, hội thảo, giao ban, trong đó coi trọng hình thức trực tuyến để giảm chi phí đi lại, công tác phí, tăng cao hiệu quả của hội nghị. Hàng tháng, Sở đều tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các phòng GD&ĐT và đơn vị trực thuộc, ngoài ra còn có các hội nghị chuyên đề, bất thường.

Nhằm tiết kiệm chi phí và trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT đã tổ chức nhiều khóa tập huấn, bồi dưỡng qua mạng. Ứng dụng việc dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi qua hệ thống họp trực tuyến cũng được triển khai. Trong năm học 2019 - 2020 đã thực hiện dự 58 giờ đánh giá giáo viên, chủ yếu là giáo viên các trường PTDTNT. Việc trang bị thiết bị phục vụ họp qua mạng được quan tâm, hiện toàn ngành có 72 phòng họp, đào tạo trực tuyến được đầu tư lắp đặt đồng bộ, trong đó, 22 phòng lắp đặt theo mô hình phòng hội thảo, 50 phòng lắp đặt theo mô hình phòng đào tạo.

Đối với ứng dụng CNTT trong công tác dạy - học, triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e - Learning, đồng chí Bùi Thị Kim Tuyến, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Trong năm học 2019 - 2020 đã thay đổi được cơ bản nhận thức của giáo viên về ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã ứng dụng CNTT trong các giờ lên lớp. Ngành đã có nhiều giải pháp để khuyến khích giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy như: những tiết dạy thao giảng được cộng điểm khuyến khích nếu sử dụng CNTT hỗ trợ giảng dạy; giáo án điện tử được xếp loại, đánh giá như một sáng kiến kinh nghiệm. Việc ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học tương đối hiệu quả, đề nghị Bộ GD&ĐT cần có thư viện bài giảng chuẩn để giáo viên có thể khai thác phục vụ dạy và học. Thực hiện đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT, đến nay đã lắp đặt đường truyền internet đến tất cả các cơ sở giáo dục. Trong năm học 2019 - 2020 đã đầu tư, thay thế được 30 phòng máy tính đồng bộ tối thiểu 20 máy. Đầu tư được 35 phòng học có ứng dụng CNTT (phòng có máy chiếu, máy tính, phần mềm, thiết bị CNTT phục vụ dạy học). Tuy nhiên, việc đầu tư cho CNTT trong những năm tiếp theo rất lớn, do phần lớn các phòng máy tính được trang bị rải rác từ năm 2006, đến nay, nhiều phòng đã xuống cấp cần phải thay thế; nhu cầu trang bị mới cho các trường cũng rất cao để đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.


Dương Liễu

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục