(HBĐT) - Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018, cũng là năm học dự kiến sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp. Từng bước khắc phục khó khăn, ngành GD và các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyển sinh, đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, tuyển dụng, luân chuyển giáo viên… chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.



Học sinh lớp 1A2, trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) được giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập khi vào năm học mới.

Để chuẩn bị cho năm học mới, công tác tuyển sinh đã được Sở GD&ĐT quan tâm thực hiện. Ngay từ đầu năm học 2019-2020, Sở đã xây dựng kế hoạch công tác tuyển sinh năm học 2020-2021. Tháng 5/2020, có thông báo về phương án tuyển sinh năm học 2020-2021 và phổ biến đến toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh. Đến thời điểm này, công tác tuyển sinh được thực hiện theo đúng quy định, kế hoạch năm học. Đối với lớp 1, huy động 16.482 trẻ 6 tuổi ra lớp, đạt 100%; đối với lớp 6, thực hiện phương thức xét tuyển, tổng số 14.967 học sinh. Đối với lớp 10, thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TU, ngày 4/1/2019 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, 100% trường có cấp THPT đã tổ chức thi tuyển vào lớp 10, qua đó làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy và học cấp THCS, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phong trào dạy và học cấp THCS tốt hơn. Năm học 2020-2021, toàn tỉnh đã tuyển sinh 9.456 học sinh vào lớp 10.

Một nội dung khác cũng hết sức quan trọng để chuẩn bị cho năm học mới, đó là vấn đề cơ sở vật chất. Năm 2020, theo Quyết định số 2938/QĐ-UBND, ngày 26/12/2019 của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư công ngân sách tỉnh năm 2020, toàn ngành có 28 công trình, 2 chương trình, tổng kế hoạch vốn giao 113.994 triệu đồng. Toàn tỉnh đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng 2 chương trình, 23 công trình trường học, trong đó, Sở GD&ĐT được giao làm chủ đầu tư 8 công trình, 1 dự án, tổng kế hoạch vốn giao năm 2020 là 37.367 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo phân cấp từ nguồn vốn sự nghiệp GD, Sở GD&ĐT đã nghiệm thu, bàn giao 9 công trình, kế hoạch vốn năm 2020 là 26 tỷ đồng, tiếp tục khởi công xây dựng 7 công trình kế hoạch năm 2020. Từ nguồn vốn ngân sách huyện, UBND các huyện, thành phố triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS. Kết quả, tính đến hiện tại, toàn tỉnh có 8.797 phòng học (khối các trường mầm non, phổ thông 8.563 phòng; khối các trung tâm GDNN-GDTX, GDTX, Hướng nghiệp 234 phòng). Trong 8.563 phòng học các trường mầm non, phổ thông có 7.313 phòng kiên cố (chiếm 85,4%), 834 phòng học kiên cố xuống cấp (chiếm 9,7%); 416 phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, phòng khác (chiếm 4,8%).

Về công tác mua sắm thiết bị dạy học, theo kết quả báo cáo, các phòng GD&ĐT đã triển khai mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh, thiết bị trang bị bộ môn, thiết bị tin học ngoại ngữ..., tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng. Sở GD&ĐT mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 cấp cho các trường tiểu học vùng khó khăn, kinh phí 2.500 triệu đồng; mua sắm trang thiết bị bán trú cấp cho các trường PT DTBT, các trường phổ thông có học sinh thuộc diện bán trú, kinh phí 8 tỷ đồng. Đến nay, công tác mua sắm đã hoàn thành, bàn giao thiết bị cho các trường kịp thời đưa vào sử dụng trong năm học mới. Được giao dự toán từ đầu năm, các đơn vị trường học trực thuộc Sở GD&ĐT đã triển khai mua sắm trên 800 bộ bàn ghế học sinh, 14 phòng học thông minh đa năng và thiết bị nhà bếp, nhà ăn, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, tổng kinh phí 7.380 triệu đồng.

Liên quan đến những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trước thềm năm học mới, đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Sở yêu cầu các đơn vị, nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung các văn bản chỉ đạo của T.Ư, UBND tỉnh, Sở GD&ĐT để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung của công tác phòng, chống dịch Covid-19. Xây dựng phương án, giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp với đơn vị khi có các tình huống xảy ra. Sở đã chỉ đạo các đơn vị, nhà trường phối hợp các ban, ngành có liên quan tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các nhà trường. Đồng thời, phối hợp cơ quan y tế hướng dẫn cách phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và công tác vệ sinh cá nhân, môi trường, vệ sinh khử khuẩn trường, lớp học. Tùy theo tình hình thực tế, các nhà trường phải chủ động đề xuất để được cấp phát bổ sung nhu yếu phẩm cần thiết như xà phòng rửa tay, dung dịch rửa tay khô, dung dịch Cloramin B... Chỉ đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh trong nhà trường cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone trên điện thoại thông minh cho bản thân và người thân.

 

Dương Liễu


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục