Việc học nghề chỉ là giai đoạn ban đầu, trong quá trình phát triển con người sẽ liên tục nâng cao năng lực bản thân, vì vậy việc đổi nghề cũng sẽ liên tục phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Lợi, Long Biên (Hà Nội) đã chia sẻ như vậy tại buổi tọa đàm "Hướng nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số".

Chọn nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội sẽ tốt hơn sở thích - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hiệu trưởng Trường THPT Phúc Lợi, Long Biên (Hà Nội) Nguyễn Quý Xuân.

Ông Nguyễn Quý Xuân cho biết: "Nghề nghiệp trong xã hội luôn có sự thay đổi, có nghề mất đi, có nghề mới xuất hiện, đặc biệt trong thời đại công nghệ số, thế giới "ảo" phát triển. Chính vì vậy, nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là vô cùng quan trọng.

Vì vậy, chúng tôi thường tư vấn cho các em học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp năng lực của bản thân, phù hợp với sự phát triển của xã hội, theo xu hướng của xã hội mà chúng ta thường gọi là nghề "hot" đem lại thu nhập cao, cải thiện cuộc sống của bản thân tốt hơn".

Vị hiệu trưởng này cho rằng, các nghề thường hướng tới sự phát triển, thay đổi của xã hội cho nên cách thức làm việc cũng có nhiều sự thay đổi. Học sinh cũng thường có xu hướng lựa chọn các nghề năng suất lao động cao, tiện ích cao, công việc ít phải lao động chân tay hơn.

Các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thực tế đều là đào tạo nghề. Vì vậy, việc phân biệt trường trung cấp là trường nghề, trường cao đẳng, đại học không phải trường nghề là chưa chuẩn xác.

Thực tế, đào tạo từ trung cấp đến cao đẳng, từ cao đẳng đến đại học có thể nói là đào tạo nghề theo cấp độ cao hơn, mà những người được đào tạo mức cao hơn thì sẽ thực hành nghề tốt hơn.

Chia sẻ với các thí sinh, Hiệu trưởng Nguyễn Quý Xuân nhấn mạnh: "Có rất nhiều ngành nghề để cho các em lựa chọn nhưng làm thế nào để các em lựa chọn được công việc phù hợp bản thân, phù hợp với sự phát triển của xã hội thì vô cùng quan trọng.

Những ngành nghề mà các em theo học, không có ngành nghề nào là vĩnh viễn không thay đổi. Ngay tại trong ngành giáo dục, thầy là người theo giáo dục đến khi về hưu nhưng nhiều thầy cô theo giáo dục nhưng trong quá trình làm việc lại học và chuyển qua một ngành nghề khác.

Việc đổi nghề hay "nhảy" nghề diễn ra thường xuyên hiện nay. Các em có thể bỏ nghề cũ và theo nghề mới có thu nhập cao hơn, phù hợp với sở thích, năng lực, trình độ của bản thân hơn sau khi tốt nghiệp".

Hiệu trưởng Nguyễn Quý Xuân chia sẻ thêm, việc học nghề chỉ là giai đoạn ban đầu, trong quá trình phát triển của con người, chúng ta sẽ liên tục nâng cao năng lực bản thân, vì vậy việc đổi nghề cũng sẽ liên tục và tốt hơn vì nó luôn luôn tạo động lực cho con người phát triển, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

"Các nghề nghiệp không sinh ra một cách tự nhiên mà dựa trên nhu cầu của xã hội, vì vậy nếu các thầy cô giáo, phụ huynh hướng dẫn học sinh tốt  trong việc chọn nghề thì các em sẽ thành công" - hiệu trưởng Nguyễn Quý Xuân nhấn mạnh. 

Theo Dân Trí

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục