Kỹ năng nghề sẽ là một loại "tiền tệ quốc tế" có thể giao dịch trong thế giới ngày nay. Các doanh nghiệp lớn luôn phải tìm mọi cách để thắng trong "cuộc chiến" giành nhân tài giỏi nghề.

Đó là một trong bảy xu hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp trên thế giới hiện nay.

Cần phải có một hệ thống Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) hiệu quả để tăng cường sự tham gia của lực lượng lao động trong việc giúp các công ty phát triển các công nghệ mới và tăng năng suất của nền kinh tế.

Cisco và Optus/Alphawest đã tiến hành các nghiên cứu về các xu hướng toàn cầu đang nổi lên trong GDNN nhằm chia sẻ thông tin cho các cơ sở cơ sở GDNN và các nhà hoạch định chính sách, hướng đến giải quyết các thách thức mang tính thời đại của giáo dục nghề.

Việc đánh giá các xu hướng toàn cầu chủ yếu dựa vào các nghiên cứu điển hình ở nước ngoài và các nghiên cứu, tư duy chính sách mới nhất.

Dưới đây là 7 xu hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp trên thế giới:

Kỹ năng nghề sẽ là một loại tiền tệ quốc tế - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các doanh nghiệp lớn luôn phải tìm mọi cách để thắng trong "cuộc chiến" giành nhân tài giỏi nghề (Ảnh minh họa).

Xu hướng thứ nhất: Học sinh sinh viên tham gia học nghề ở độ tuổi sớm hơn hoặc muộn hơn

Khi nhu cầu về kỹ năng mới và trình độ cao hơn tăng lên và dân số ở các nước phát triển già đi, yêu cầu đào tạo lại lao động lớn tuổi sẽ cao hơn. Các nước châu Âu đã đặc biệt tích cực trong việc giải quyết thách thức này thông qua các chính sách học tập suốt đời. Số lượng công dân EU từ 50 đến 64 tuổi tham gia đào tạo đã tăng từ 1% đến 26% ở các nước EU trong giai đoạn 2005-2009.

Cùng với đó, do yêu cầu nghề nghiệp, một số quốc gia có xu hướng học sinh, sinh viên tham gia học nghề sớm hơn.

Xu hướng thứ hai: Thị trường đào tạo nghề trên thế giới có xu hướng dịch chuyển ra nước ngoài

Những người có kỹ năng đang ngày càng di chuyển nhiều giữa các quốc gia để đáp ứng với sự thay đổi của nhu cầu. Năm 2010, ước tính có khoảng 193 triệu lao động di cư trên toàn cầu đã chuyển đến các quốc gia khác nhau để tìm việc làm. Theo đó, nhu cầu về đào tạo, đào tạo lại kỹ năng và công nhận lao động di cư sẽ ngày càng gia tăng. Có thể cho rằng tốc độ di chuyển của người dân giữa các quốc gia đi học nghề cũng sẽ tiếp tục tăng lên trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Xu hướng thứ ba: "Giữ chân" học sinh

Lập luận kinh tế cho việc giữ chân sinh viên học nghề là không thể bác bỏ: Việc có được một khách hàng mới tốn kém hơn đáng kể so với việc duy trì một khách hàng hiện có. Các cơ sở GDNN trên thế giới đang nhận ra rằng, thiệt hại kinh tế của việc mất học sinh giữa chừng là đáng kể.

Xu hướng thứ tư: Học nghề qua nhiều hình thức

Sự xuất hiện của học trực tuyến và học tập kết hợp hầu như không phải là một xu hướng mới. Tuy nhiên, các xu hướng gần đây về mô hình học tập kết hợp và học trực tuyến có xu hướng tập trung vào hai lĩnh vực. Một là, chuyển từ việc nhân rộng phương pháp sư phạm trực diện sang phát triển các phương pháp sư phạm mới. Hai là, hướng tới học tập trên thiết bị di động.

Xu hướng thứ năm: Giải pháp sáng tạo để giảm thiểu đầu tư cơ sở hạ tầng

Sự không chắc chắn về doanh thu, áp lực chi phí và lợi nhuận và những khó khăn trong việc dự báo nhu cầu kỹ năng trong tương lai đang buộc các cơ sở GDNN phải suy nghĩ về các yêu cầu cơ sở hạ tầng. Các tổ chức đang xem xét các cách thức sáng tạo để giảm thiểu đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới thông qua việc sử dụng công nghệ mới (chẳng hạn như trình mô phỏng hoặc các công cụ cộng tác trực tuyến) để tránh đầu tư tốn kém. Các mô hình chia sẻ chi phí, các dịch vụ dựa trên đám mây giảm chi phí hành chính được áp dụng rộng rãi.

Xu hướng thứ sáu: Hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp

Mô hình nhà cung cấp - người tiêu dùng đã nổi lên trong lĩnh vực GDNN. Khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, bao gồm cả những đối thủ mới từ bên ngoài lĩnh vực GDNN, ngành đòi hỏi những mô hình hợp tác mới. Các mô hình này tập trung vào việc thiết lập sự hợp tác sâu hơn và mở rộng hơn nhằm đáp ứng cung và cầu.

Xu hướng thứ 7: Kỹ năng nghề là một loại "tiền tệ quốc tế"

Kỹ năng nghề là một loại tiền tệ quốc tế: Chúng là một nguồn lợi thế kinh tế và ngày càng có thể giao dịch trong thế giới ngày nay. Các doanh nghiệp lớn luôn phải tìm mọi cách để thắng trong "cuộc chiến giành nhân tài" - một thuật ngữ đã được đặt ra vào cuối những năm 1980 và vẫn đúng cho đến ngày nay.

Có thể nói, các xu hướng toàn cầu đặt ra cả thách thức và cơ hội cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Các cơ sở đào tạo nghề sẽ cần phải linh hoạt thích ứng, cải tiến nhiều mặt, cả về công cụ quản trị và phương pháp đào tạo, hợp tác để mang tới những trải nghiệm mới trên tất cả khía cạnh trong quá trình học nghề của học sinh, sinh viên.


Theo Dân trí

Các tin khác

Không có hình ảnh

Ứng phó dịch COVID-19, sinh viên "làm quen" với báo cáo khoa học, bảo vệ khoá luận trực tuyến

Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học, vừa qua, sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội thực hiện bảo vệ khoá luận, báo cáo khoa học theo hình thức trực tuyến.

Tổng kết 5 năm thực hiện việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”

(HBĐT) - Sáng 11/5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.

Nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch

Ngày 10/5, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố đã cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch.

Ngày 11/5 là hết hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tiếp

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hết ngày 11/5, thí sinh phải hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tiếp.

Thí sinh mắc COVID-19 không thể dự thi sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Đối với thí sinh là bệnh nhân mắc COVID-19 phải điều trị, không thể dự thi thì căn cứ theo quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Cho toàn bộ học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn TP Hòa Bình nghỉ học để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 9/5, Sở GD&ĐT ban hành Công văn số 952/SGD&ĐT-CTTT về việc cho toàn bộ học sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn TP Hòa Bình nghỉ học để thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục