Theo một thống kê của HSBC, các bố mẹ Việt đã dành 47% tổng chi tiêu của gia đình cho việc giáo dục của con cái, chủ yếu là chi tiêu cho việc học ngoại ngữ, các trường quốc tế và đi du học.

Trong 2 năm gần đây, mặc dù Covid-19 đã gây ảnh hưởng ít nhiều nền kinh tế của mỗi gia đình, nhưng không vì thế mà khoản đầu tư cho giáo dục có phần giảm sút. Thay vào đó, phụ huynh thường cân nhắc thấu đáo hơn và lựa chọn những giải pháp an toàn để đảm bảo xuyên suốt quá trình học tập của trẻ.

Du học hay học tại các trường quốc tế?

Việc cho con đi du học ngay từ trung học không còn xa lạ với các bố mẹ Việt, với mong muốn cho trẻ sớm tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến và hướng nghiệp trước khi bước vào đại học. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, đây được xem là một một lựa chọn rủi ro trong lúc Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

Chọn trường quốc tế cho trẻ thời hậu Covid? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Chương trình phổ thông Cambridge được giảng dạy trên 10,000 trường học tại 160 quốc gia trên thế giới

Trong khi đó, nếu theo học tại các trường quốc tế hàng đầu trong nước, trẻ vẫn được trang bị nền tảng tiếng Anh vững chắc cùng vốn kiến thức thức chuẩn mực với các bằng cấp đầu ra có giá trị trên toàn thế giới. Phổ biến nhất là chương trình phổ thông Cambridge (Anh quốc), IB (Thụy Sĩ) và AP (Hoa Kỳ). Ngoài ra, khi học phổ thông trong nước, trẻ còn có thời gian gần gũi với gia đình, được bồi dưỡng thêm về ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa bản địa trước khi đủ trưởng thành để tự lập và vượt qua các rào cản văn hóa khi đi du học.

Quốc tế hoàn toàn hay song ngữ?

TP.HCM có hơn 40 trường được gọi là trường quốc tế đang hoạt động nhưng trên thực tế chỉ có 22 trường được Sở GD-ĐT TP.HCM chính thức công nhận, bao gồm: Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), Trường Song ngữ Quốc tế Horizon, Trường Quốc tế TAS, Trường Quốc tế Châu Âu, Trường Quốc tế dạy bằng tiếng Anh, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn… Các trường này được chia thành 2 nhóm chính gồm trường quốc tế 100% và trường song ngữ.

Chọn trường quốc tế cho trẻ thời hậu Covid? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

VAS là 1 trong 4 trường quốc tế tại TP.HCM được Bộ GD & ĐT cấp phép giảng dạy chương trình tích hợp toàn phần Cambridge

Với học phí năm học 2021-2022 từ 260 - 820 triệu đồng, tăng dần từ lớp 1-12, các trường quốc tế 100% giảng dạy 1 chương trình quốc tế với giáo viên bản ngữ với đầu ra là 1 bằng cấp quốc tế. Học sinh có cơ hội phát triển tốt kỹ năng Anh ngữ và các hoạt động thể chất, ngoại khóa. Ngoài mức học phí cao (lên đến hơn 4 triệu/ngày cấp trung học), chương trình còn có những hạn chế khác như: yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào cao, học sinh ít được tiếp xúc với tiếng Việt và văn hóa dân tộc, khó chuyển sang các trường song ngữ, công lập khi tài chính của gia đình có biến động.

Ở nhóm trường song ngữ cao cấp, học sinh được theo học song song 2 chương trình gồm chương trình quốc tế và quốc gia (MOET), với một nửa thời lượng được giảng dạy bằng tiếng Anh và 2 bằng cấp, chứng chỉ đầu ra. Khắc phục được những hạn chế của chương trình quốc tế 100%, học sinh được phát triển tốt cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, đồng thời giữ được những giá trị Việt và dễ dàng chuyển tiếp sang các trường quốc tế hoàn toàn hoặc các trường công lập. Trong khi đó, học phí ở các trường này chỉ bằng một nửa hoặc 2/3 so với các trường quốc tế 100%.

Chọn trường quốc tế cho trẻ thời hậu Covid? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thời lượng tiếng Anh học thuật và bằng cấp đầu ra là tiêu chí hàng đầu để chọn trường

Đại diện cho nhóm này có Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), được thành lập từ năm 2014, hiện có 7 cơ sở và hơn 8.200 học sinh với gần 1.000 giáo viên Việt Nam và nước ngoài (15% giáo viên có trình độ Thạc sĩ trở lên). VAS là 1 trong 4 trường quốc tế tại TP.HCM được Bộ GD & ĐT cấp phép giảng dạy chương trình tích hợp toàn phần Cambridge. Đầu ra của chương trình là bằng Tú tài quốc tế AS/A Level của Cambridge và bằng Tốt nghiệp THPT Quốc gia. Năm học 2021-2022, trường công bố học phí từ lớp 1 - 12 giao động từ 185 - 462 triệu đồng/năm, với 22 - 25 tiết tiếng Anh học thuật mỗi tuần ở chương trình song ngữ CAP. Đối với chương trình Cambridge Quốc tế Toàn phần, học phí lớp 6-12 từ 290- 497 triệu đồng/năm, ứng với 28-36 tiết tiếng Anh/tuần.

Các tiêu chí chọn trường?

Ngoài nhóm trường song ngữ cao cấp giảng dạy những chương trình học thuật Cambridge, IB hoặc AP, vẫn có một nhóm trường song ngữ khác chỉ giảng dạy chương trình quốc gia kết hợp với chương trình tiếng Anh tăng cường hoặc chương trình phổ thông của một tiểu bang, một quốc gia khác. Trong đó, thời lượng tiếng Anh chiếm 1/3 với 10-16 tiết/tuần, và đầu ra là bằng Tốt nghiệp THPT và các chứng chỉ ngoại ngữ.

Chọn trường quốc tế cho trẻ thời hậu Covid? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

VAS cung cấp 3 lộ trình học tập linh hoạt, phù hợp với năng lực của trẻ và khả năng tài chính của các gia đình

Vì thế, để cho trẻ một ngôi trường quốc tế chuẩn mực và phù hợp với khả năng tài chính dài lâu của gia đình, phụ huynh cần cân nhắc 5 yếu tố chính gồm: chương trình giảng dạy phổ biến với bằng cấp đầu ra có giá trị quốc tế, thời lượng giảng dạy tiếng Anh học thuật, chất lượng của đội ngũ giáo viên, bằng cấp ứng với các chương trình khảo thí cuối mỗi cấp học và các hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng.


Theo Dân trí

Các tin khác

Không có hình ảnh

Chuẩn bị phương án kiểm tra bằng hình thức trực tuyến hoặc giao đề kiểm tra trực tiếp tại nhà

(HBĐT) - Ngày 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn số 1032/SGDĐT-TH về việc hoàn thành nội dung chương trình và kết thúc năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học.

Ứng phó dịch COVID-19, sinh viên "làm quen" với báo cáo khoa học, bảo vệ khoá luận trực tuyến

Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học, vừa qua, sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội thực hiện bảo vệ khoá luận, báo cáo khoa học theo hình thức trực tuyến.

Tổng kết 5 năm thực hiện việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”

(HBĐT) - Sáng 11/5, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”.

Nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch

Ngày 10/5, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều tỉnh, thành phố đã cho học sinh tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch.

Ngày 11/5 là hết hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tiếp

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hết ngày 11/5, thí sinh phải hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức trực tiếp.

Thí sinh mắc COVID-19 không thể dự thi sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Đối với thí sinh là bệnh nhân mắc COVID-19 phải điều trị, không thể dự thi thì căn cứ theo quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục