Trong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm nay của các tỉnh thành trên cả nước, sự xuất hiện của những đề thi môn Ngữ văn gây tiếng vang trở nên dồn dập hơn chứ không còn thưa thớt như những năm trước.


Bùng nổ những đề thi "người lớn cũng muốn viết”

Quảng Ngãi là địa phương có đề thi Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 gây tiếng vang. Đề thi được đánh giá là hay khi câu nghị luận xã hội là trình bày suy nghĩ "về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị”.


Một địa phương khác cũng có đề thi Ngữ văn vào lớp 10 được đánh giá cao là Ninh Bình.

Trong đề thi Ngữ văn trích dẫn bài viết "Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới", nói tới thực trạng nhiều bậc cha mẹ đang ép các con thích những điều mà họ muốn. Đặc biệt, với yêu cầu "Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?” gợi được hứng thú cho học sinh bởi chính các em là người hiểu rõ nhất.

Đề thi năm nay của Ninh Bình đã có sự khác biệt khá nhiều so với đề thi của tỉnh này năm 2020. Năm trước, đề thi hỏi về đại dịch Covid-19 và vai trò, giá trị của gia đình.

Cả hai đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 công lập và lớp 10 chuyên của Sở GD-ĐT Đồng Nai đều được đánh giá cao. Đặc biệt là câu 1 ở đề thi chuyên, khi đưa vào một thực trạng đầy áp lực của giới trẻ trước sự kỳ vọng của cha mẹ.

Câu hỏi như sau: "Tốn bao nhiêu tiền ăn học, tại sao điểm thấp thế này? Sao chỉ có ăn với học mà làm cũng không xong? Con phải cố gắng đậu trường A. bố mẹ đặt hết kì vọng vào con". Đó là những lời bố mẹ luôn nói với tôi. Lúc ấy, tôi chỉ muốn trả lời rằng: "Con chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường nhưng sống bình thường cũng rất khốc liệt".

Bằng trải nghiệm của bản thân hãy bày tỏ suy nghĩ về câu trả lời trên.



Đề thi Ngữ văn và những câu hỏi '20 năm trước trẻ làm sao trả lời được'

Đề thi này thậm chí nhận được sự hưởng ứng của cả... người lớn. "Cho mình thi lại đề này đi", "Lâu rồi mới thấy một đề văn mà mình muốn được thi lại thế này", "Làm bài thi này, học sinh sẽ nghĩ mình đang viết những lời bộc bạch, giãi bày mà có khi các em chưa từng nói với ai"... là một số bình luận về đề thi của Đồng Nai...

Còn ở Hà Nội, đề thi Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 của Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành gây hiệu ứng tốt ngay sau buổi thi ngày 19/6.

Phần 2 của đề thi, chiếm 6 điểm, đưa ra đoạn ngữ liệu như sau:

"Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành một con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng.

Ta hỏi dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Nếu một dòng sông không chảy thì chỉ là một vũng nước, khô cạn dần và biến mất.

Ta hỏi con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Nếu con tàu không ra khơi, nó chỉ là một vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian (Trích "Những câu hỏi không lãng mạn" - Nguyễn Quang Thiều).

Và đề bài đặt ra là: "Với câu hỏi "Ngươi cần gì?", câu trả lời của em là...?"…

Trong khi đó, "Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép” – câu hát đình đám của bài hát "Vì tôi còn sống" mà giới trẻ rất yêu thích đã xuất hiện trong buổi thi ngày 20/6 của Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội.



Đề thi Ngữ văn của Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và nhân văn

Cùng với ý kiến "Không nên coi sai lầm là phép thử cho cuộc đời của bạn", những học sinh thi vào lớp 10 chuyên Văn của trường phải trải qua "thử thách” bày tỏ quan điểm cá nhân về hai quan điểm trái chiều này.

Về đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2021, cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Ngữ văn ở Hà Nội nhận xét đề bài có tính tranh biện rõ nét khi đưa ra 2 ý kiến trái chiều nhau.

"Hai ý kiến trên tưởng chừng đối lập nhau nhưng với trình độ của học sinh chuyên Văn tương lai chắc không khó để các em nhận ra hai ý kiến đó bổ sung, tương trợ cho nhau bàn luận về giá trị, ý nghĩa của sự thất bại đối với con người”.

Theo cô Trang, xu hướng ra đề mở có tính tranh biện như đề thi năm nay chắc chắn sẽ đánh giá được năng lực, hiểu biết xã hội cũng như quan điểm của học sinh.

Với cả hai câu hỏi của đề thi, cô Trang cho rằng nhà trường đã có sự nâng cao về chất lượng và cách thức ra đề, không chú trọng nhiều vào kiểm tra kiến thức mà đánh giá toàn diện kĩ năng của học sinh.

Đề thi Ngữ văn của Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành cũng được nhiều giáo viên nhìn nhận rằng nội dung câu hỏi đặt ra thú vị, có ý nghĩa, khơi dậy cảm hứng khiến học sinh "muốn làm bài” chứ không là "phải làm bài”.


Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, tác giả của đoạn ngữ liệu được sử dụng trong đề thi thì nhận xét những người làm đề đã trích được phần cốt lõi, cơ bản nhất trong bài viết của ông. Và "họ đã đặt được một câu hỏi mà thí sinh phải dùng tới tất cả cảm quan của bản thân để làm".

Qua quan sát một loạt đề thi môn Ngữ văn trong thời gian gần đây, nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng đã có những thay đổi mạnh mẽ trong cách ra đề ở một số địa phương, nhất là với những đề văn thi vào trường, lớp chuyên.

"Nếu những câu hỏi này được đưa ra vào khoảng 20 năm trước, chắc tôi đã nghĩ rằng làm sao trẻ trả lời được? Nhưng thời gian sau này, tiếp xúc trực tiếp với giới trẻ hay gián tiếp qua mạng xã hội, quan sát con cháu ở bên cạnh mình, tôi nhận ra rằng ở chúng có những điều ngoài trí tưởng tượng của chúng ta.

Chúng cũng thường xuyên quan sát, lắng nghe người lớn chúng ta trò chuyện, hành động đấy. Và ở trong đầu chúng là một thế giới có thể hoàn toàn khác những gì chúng vẫn thể hiện ra bên ngoài. Ngôn ngữ của chúng khiến tôi cũng có lúc bất ngờ vô cùng. Xã hội, công nghệ phát triển khiến trí tuệ của con người nói chung và của giới trẻ nói riêng cũng phát triển gấp bội.

Và việc trả lời những câu hỏi mở như trong các đề Ngữ văn gần đây không còn là việc khó khăn nữa với ngay cả một bạn trẻ 15 tuổi" - nhà văn bày tỏ quan điểm.

Và theo ông, nếu trẻ có gặp khó khăn thì lý do là người lớn đang dẫn chúng đi sai ở một chỗ nào đó, "khi dạy chúng rằng A là A, B là B, học trò chỉ như cái USB mang tới lớp để copy lại những gì mà "ổ cứng” giáo viên truyền lại".

"Đề bài mở ra, trẻ được thể hiện khả năng tư duy độc lập, giáo viên cũng biết được những gì đang diễn ra trong tâm hồn chúng. Hãy nhìn những "đứa trẻ” ở một tầm cao như thế”.

TheoBaoPhapLuat


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục