Bên cạnh nỗi lo dịch bệnh COVID-19 cùng với biến chủng mới đã xuất hiện tại Việt Nam cũng như kế hoạch học tại trường chưa phù hợp và đang vào thời điểm cận Tết nguyên đán, nhiều phụ huynh ở TP Hồ Chí Minh đã không đồng ý cho học sinh Tiểu học đi học trở lại vào thời điểm này.

Thời điểm chưa thích hợp

Có hai con đang học lớp 2 và lớp 5, chị Nguyễn Thị Dịu (thành phố Thủ Đức) cũng rất mong cho con được đến trường học trực tiếp trở lại. Tuy nhiên, chị Dịu cho rằng, thời điểm này chưa phù hợp để các con đến trường nên chị vẫn quyết định bấm vào nút "Không đồng ý" khi nhận được phiếu khảo sát cho học sinh đi học trở lại vào ngày 3/1 của nhà trường.


Nhiều phụ huynh chưa muốn cho con đi học lại thời điểm này vì trẻ chưa được tiêm vaccine.

"Theo kế hoạch học tập của trường, học sinh chỉ học có một buổi nên gia đình tôi rất khó sắp xếp để đưa đón hai con ở hai trường cách xa nhau. Hơn nữa, cũng gần Tết rồi, giờ đi học chỉ vài tuần nữa là nghỉ học sẽ làm xáo trộn kế hoạch nghỉ Tết gia đình. Bên cạnh đó, Việt Nam mới thông báo có biến chủng COVID-19 mới nên tôi cũng rất lo lắng nếu cho con đi học vào thời điểm này", chị Dịu nói.

Qua khảo sát, có tới 27/31 phụ huynh trong lớp con trai chị Dịu đồng quan điểm không đồng thuận cho con đi học vào thời điểm này. "Tôi nghĩ, nên để qua Tết xem tình hình thế nào rồi mới nên có quyết định cho học sinh tiếp tục học online hay đi đến trường”, chị Dịu đề xuất.

Tương tự lý do trên, trong số 47 lượt bình chọn khảo sát ý kiến phụ huynh, có tới 34 phụ huynh lớp con chị Lan Anh (thành phố Thủ Đức) không đồng ý cho con đi học. "Nếu học sinh được học bán trú, tôi sẽ đồng ý cho con đi học”, chị Lan Anh nói.

Khác với ý kiến của những phụ huynh trên, anh Trần Văn Phúc (quận Bình Thạnh) cho biết, ngày nào cô con gái học lớp 2 cũng hỏi khi nào được đi học, được đến trường gặp cô giáo và các bạn. Theo nguyện vọng của cô con gái, anh đã điền vào phiếu khảo sát "Đồng ý cho học sinh đi học”.


Nhiều ý kiến cho rằng, nên để học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán.

Tuy nhiên, anh Trần Văn Phúc cho rằng, cũng không thể để các con trong nhà mãi được nhưng học vào thời điểm này chưa hợp lý. Theo đó, anh Phúc đề xuất, nên để qua Tết nguyên đán cho học sinh đến trường là hợp lý nhất. Còn phụ huynh nào lo lắng chưa muốn cho con đi học thì vẫn tiếp tục học online, phụ huynh nào đồng ý thì nhà trường tổ chức đón những học sinh này quay lại học tập. 

Anh Phúc lý giải, hiện cũng cận Tết nguyên đán nên các gia đình đều có kế hoạch về quê đón Tết, nếu cho học sinh đi học lại sau đó vài tuần nghỉ Tết thì sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch về quê. Bên cạnh đó, cũng có một vài học sinh được bố mẹ gửi ở quê, nếu học trực tiếp thì bố mẹ lại phải đón con lên Thành phố, học được vài tuần lại nghỉ Tết.

Học sinh đến trường an toàn nhất khi nào?

Cô Thu Lộc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực (thành phố Thủ Đức) cho biết, dù vẫn chưa có thời gian cụ thể cho học sinh đi học trở lại nhưng nhà trường lúc nào cũng sẵn sàng để đón học sinh, chuẩn bị sẵn các kịch bản ứng phó với dịch, cơ sở vật chất… đảm bảo an toàn nhất cho học sinh đến trường.


Các trường học cũng đã lên kế hoạch, chuẩn bị sẵn phương án đón học sinh trở lại trường.

Cô Thu Lộc cho rằng, học sinh học online trong một thời gian dài cũng gặp rất nhiều vấn đề. Các giáo viên dạy học cho biết, nhiều học sinh sau một thời gian học online trở nên trầm tính, ít có ý kiến, "lười” tương tác, không còn phát biểu nhiều như khi các em học trực tiếp.

"Nếu các em được học trực tiếp, khi thấy học sinh có những vấn đề bất ổn thì giáo viên có thể đến tâm sự và chia sẻ với các em nhiều hơn. Việc học online rất khó để giáo viên quan sát cũng như chia sẻ với các em”, cô Thu Lộc chia sẻ. Bên cạnh đó, đối với học sinh lớp 1, lớp 2 khi đến trường đi học, các em sẽ được giáo viên cầm tay rèn nét chữ, còn học online giáo viên không thể chỉ dạy cặn kẽ.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1, nếu tiếp tục duy trì hình thức học online, trẻ sẽ gặp nhiều thiệt thòi, khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức, không có cơ hội vui đùa với bạn bè dẫn đến thiếu hụt cảm xúc.


Các bác sĩ cho rằng, trẻ càng nhỏ khi mắc COVID-19 càng bị nhẹ và nhanh khỏi bệnh.

Theo đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, học sinh nên được đến lớp học trực tiếp. Bởi hiện nay, người dân thành phố đã tiêm đủ hai mũi vaccine phòng COVID-19, thậm chí có những người đã được tiêm vaccine mũi 3. Bên cạnh đó, trẻ càng nhỏ tuổi khi mắc COVID-19 càng nhẹ và nhanh khỏi bệnh.

Trong khi đó, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, đây chưa phải là thời điểm thích hợp để học sinh Tiểu học quay trở lại trường. Trước mắt, cần có khoảng thời gian theo dõi, đánh giá đầy đủ khi các học sinh cấp 2 và cấp 3 đã đi học hết.

Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, đa phần trẻ mắc COVID-19 đều nhẹ, trừ những trường hợp trẻ mắc bệnh nền. Tuy nhiên, khi trẻ mắc COVID-19 dù bị nhẹ nhưng vẫn có khả năng lây cho người trong gia đình, nhất là nhóm nguy cơ cao. Do đó, nếu bảo vệ được nhóm nguy cơ học sinh Tiểu học đến trường sẽ yên tâm hơn.

Bên cạnh đó, PGS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, không nên cho trẻ đi học vào thời điểm này vì trẻ chưa được tiêm vaccine. Thời gian này, Thành phố đang tập trung phủ vaccine mũi 3 cho người lớn, khi tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 ở người lớn cao thì sẽ hạn chế lây cho trẻ.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 700 học sinh

(HBĐT) - Sáng 28/12, tại trường TH&THCS Kim Bôi (Kim Bôi), Công an huyện Kim Bôi phối hợp với Công an xã và Đoàn xã Kim Bôi tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tàng trữ, sử dụng pháo nổ, các trò chơi nguy hiểm và trật tự ATGT trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cho hơn 700  học sinh và toàn thể cán bộ, nhân viên trong nhà trường. 

Nhiều lúng túng, bị động trong chỉ đạo về giáo dục

Dù đã là năm thứ hai ngành GD-ĐT bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng những chỉ đạo, quyết sách của Bộ GD-ĐT năm 2021 cho thấy vẫn nhiều lúng túng, bị động.

Bộ Công an xác minh thông tin lộ, lọt đề thi môn sinh học tốt nghiệp THPT

Lãnh đạo Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an, cho biết quá trình xác minh thông tin lộ, lọt đề thi môn sinh học đã phát hiện một số tồn tại, sơ hở trong ra đề và xây dựng ngân hàng đề thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội tăng chỉ tiêu cho các ngành học "hot"

Dự kiến, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội là 12.500 chỉ tiêu. Trong đó, giành 30% chỉ tiêu cho các ngành/CTĐT tài năng, chất lượng cao, những ngành "hot".

Phát triển các cộng đồng học tập trong đội ngũ nhà giáo

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Ban Quản lý Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm trực tuyến "Phát triển các cộng đồng học tập trong đội ngũ nhà giáo để thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới".

TP Hồ Chí Minh: Sau 2 tuần học trực tiếp đã phát hiện 47 F0 trong trường học

Chiều 27/12, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 2 tuần thí điểm học trực tiếp, tính đến ngày 23/12, TP Hồ Chí Minh phát hiện 47 trường hợp F0 trong trường học ở 15 quận, huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục