Chiều 7/2, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông tin về thời gian đi học trực tiếp của học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 khu vực nội thành.


Trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình khẩn trương vệ sinh, khử khuẩn để đón học sinh đi học trở lại. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Theo đó, sáng 7/2, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, học sinh khối 9 và khối 12 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đến trường học trực tiếp theo kế hoạch. Từ 8/2, được sự đồng ý của UBND Thành phố, Hà Nội có thêm học sinh khối 7, 8, 10, 11 (cấp THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên) đến trường.

Với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương bước 1 sẽ cho học sinh tại 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp từ ngày 10/2. Lý do bởi qua khảo sát cho thấy, học sinh cấp học này ở 12 quận thường cư trú ở nhiều địa bàn nhau còn tại 18 huyện, thị xã thì chủ yếu học sinh ở địa bàn nào đều học ở trường thuộc địa bàn đó, như vậy sẽ đảm bảo an toàn khi triển khai học trực tiếp.

Với học sinh tiểu học và lớp 6 nội thành, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương, sau khi cho đối tượng học sinh này tại 18 huyện ngoại thành đi học trực tiếp, Sở GD&ĐT sẽ có đánh giá sơ bộ; nếu đảm bảo an toàn thì dự kiến từ ngày 21/2 sẽ có kế hoạch cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận được đến trường.

Cũng như các lần triển khai trước, một trong những công tác quan trọng trong tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp là việc ký cam kết giữa nhà trường và phụ huynh trong thực hiện "một cung đường hai điểm đến”; các bước lưu ý khi phát hiện F0; ngoài ra các trường cần xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung) của Bộ GD&ĐT. Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ GD& ĐT và Tổ chức Y tế thế giới.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục