(HBĐT) - Trong khuôn khổ tiểu dự án 1, thuộc Dự án 4 phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vùng nghèo, vùng khó khăn (Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững năm 2022), toàn tỉnh được phân bổ trên 7,5 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH nhấn mạnh, thời gian của năm không còn nhiều, cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện các dự án, tiểu dự án về lĩnh vực GDNN.


Bằng nguồn kinh phí đào tạo nghề Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, Trung tâm GDNN - GDTX huyện Mai Châu đã triển khai lớp đào tạo nghề thêu cho 35 lao động nông thôn.

Có thực tế là việc giao kinh phí chương trình ở năm đầu giai đoạn rất gấp, yêu cầu các địa phương phải tiến hành hết sức khẩn trương. Trong tháng 10, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức đoàn công tác trực tiếp làm việc với UBND 8 huyện, thành phố, gồm: Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc và TP Hoà Bình. Qua đó nắm bắt tình hình tiến độ triển khai các nội dung thuộc các tiểu dự án còn chậm. Hầu hết các địa phương mới giao kinh phí nên các đơn vị chưa xây dựng dự toán chi tiết ngành nghề đối với công tác đào tạo, hạng mục cải tạo, sửa chữa, danh mục trang thiết bị đào tạo. Về kinh phí chủ yếu giao cho Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX). Trong khi đó, năng lực đào tạo nghề của các Trung tâm GDNN - GDTX hạn chế cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên. Một số địa phương giao kinh phí đào tạo cho UBND cấp xã thực hiện, chưa đúng theo quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 3 tháng. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp một số huyện đã được rà soát, kiện toàn nhưng chưa chủ động tham gia hoạt động đào tạo nghề…

Mới đây, để tránh tình trạng chậm trễ tiến độ, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức họp giao ban trực tuyến với Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm GDNN - GDTX các huyện, thành phố. Nội dung tập trung hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Đồng thời đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục quan tâm, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, đơn vị được giao kinh phí tích cực triển khai thực hiện. Cụ thể, về công tác đào tạo nghề, các đơn vị được UBND cấp huyện giao kinh phí kịp thời xây dựng, trình duyệt dự toán chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, đúng các quy định hiện hành. Ngoài việc lựa chọn và giao kinh phí đào tạo cho Trung tâm GDNN - GDTX, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, huy động thêm các cơ sở GDNN, doanh nghiệp và cơ sở khác có đủ điều kiện hoạt động GDNN tham gia đào tạo nghề.

Phòng LĐ-TB&XH tăng cường kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề, nguồn kinh phí được giao và các lớp đào tạo nghề sử dụng nguồn kinh phí tổ chức trên địa bàn. Đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị đào tạo, Trung tâm GDNN - GDTX các huyện, thành phố được UBND cấp huyện giao kinh phí sớm xây dựng, trình duyệt hạng mục cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, phê duyệt danh mục trang thiết bị dạy nghề và tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định về đầu tư, mua sắm trang thiết bị.

Hiện nay, các huyện, thành phố đều đã tiến hành mở lớp đào tạo nghề. Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Hòa Bình vừa đồng loạt triển khai 13 lớp. TP Hoà Bình, huyện Kim Bôi huy động tốt các doanh nghiệp, HTX tham gia đào tạo nghề. Riêng đối với huyện Lạc Sơn, để các lớp đào tạo nghề triển khai đúng tiến độ thời gian, chất lượng đào tạo, trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội phối hợp, hỗ trợ Trung tâm GDNN - GDTX huyện về trang thiết bị đào tạo, đội ngũ nhà giáo, chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia quản lý lớp học đào tạo nghề hướng dẫn du lịch và nghề kỹ thuật nấu ăn. 

Bùi Minh


Các tin khác


Sẽ công bố tiêu chuẩn quốc gia về sách giáo khoa

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, về mặt quản lý nhà nước, Bộ đã có các quy định mang tính quy phạm pháp luật (bắt buộc thực hiện) về tiêu chuẩn sách giáo khoa. Tuy nhiên, còn một số hạn chế. Các đơn vị chức năng đang xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định để công bố tiêu chuẩn quốc gia về sách giáo khoa.

Tuyển sinh đại học 2023 có gì mới?

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Năm 2023, Bộ sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Về cơ bản, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 

(HBĐT) - Ngày 7/11, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022. Tham dự chương trình có lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Tư pháp; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn trường.

Hàng ngàn sinh viên không học dù trúng tuyển

Năm học 2022 - 2023 đã qua gần một học kỳ nhưng ghi nhận từ nhiều trường ĐH cho thấy không ít sinh viên không tham gia đăng ký học phần. Hàng ngàn sinh viên khác dự kiến rơi vào tình trạng bị cảnh báo học vụ hoặc buộc thôi học.

Lấp "khoảng trống" tư vấn tâm lý học đường

Liên tiếp xảy ra các vụ việc đau lòng liên quan học đường như: Bạo lực, trầm cảm... thời gian qua, để lại hậu quả nghiêm trọng, làm tổn thương cả về thể chất và tinh thần của các em học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do công tác tư vấn tâm lý học đường hiện chưa được quan tâm, thực hiện sát sao, hiệu quả.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường

(HBĐT) - Hiện nay, ngành GD&ĐT đang tích cực triển khai các chương trình, giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường. Nỗ lực đáng ghi nhận đầu tiên là ngành chú trọng huy động nguồn lực đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ hoạt động thư viện trong nhà trường. Riêng năm học 2021 - 2022, ngành huy động trên 2,6 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động thư viện thân thiện. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục