Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, về mặt quản lý nhà nước, Bộ đã có các quy định mang tính quy phạm pháp luật (bắt buộc thực hiện) về tiêu chuẩn sách giáo khoa. Tuy nhiên, còn một số hạn chế. Các đơn vị chức năng đang xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định để công bố tiêu chuẩn quốc gia về sách giáo khoa.


Học sinh xem triển lãm sách giáo khoa qua các thời kỳ do Bộ GD&ĐT tổ chức. Ảnh: LV. 

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, để có thêm thông tin, kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo liên quan đến sách giáo khoa. Khi đối chiếu cho thấy, sách giáo khoa Việt Nam và sách giáo khoa (SGK) một số nước trong khu vực và trên thế giới (Lào, Malaysia, Singapore; Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ; Anh, Pháp, Australia, Nga) có những khía cạnh cụ thể như sau:  

Về giá sách, dựa trên tiêu chí đơn giá (đồng/trang) sau khi quy đổi về cùng quy cách (khổ sách, số màu in), so sánh các cuốn sách cùng môn học, cùng lớp/cấp học, cho thấy, giá SGK của các nước Ấn Độ, Singapore, Australia và Hàn Quốc cao hơn giá SGK Việt Nam từ 7 đến 12 lần. Về khổ sách, khổ SGK Việt Nam tương đồng với khổ sách các nước nhưng thống nhất theo một khổ nhất định (các nước có nhiều khổ sách đồng thời).

Về giấy in, hầu hết các nước sử dụng giấy in SGK có định lượng cao hơn, độ trắng lớn hơn giấy in SGK của Việt Nam. Về trọng lượng của sách, do sử dụng giấy in có định lượng thấp hơn nên SGK Việt Nam nhẹ hơn SGK các nước.

Về số màu, SGK Việt Nam theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 in 4 màu, tương đồng với sách các nước trên thế giới.

Về tiêu chuẩn, quy chuẩn sách giáo khoa Việt Nam hiện nay đang thực hiện theo quy định như sau:

Về khổ sách giáo khoa; Giấy in sách giáo khoa; Mực in: Thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8694:2011.

Về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; Tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa: thực hiện theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT ngày 6/8/2020 và Thông tư số 5/2022/TT-BGDĐT ngày 19/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017.

Bộ GD&ĐT đã có các quy định mang tính quy phạm pháp luật (bắt buộc thực hiện) về tiêu chuẩn SGK nhưng vẫn còn những hạn chế như: Đặc tính kỹ thuật của sách giáo khoa, mới chỉ có quy định về khổ sách giáo khoa, giấy in sách giáo khoa và mực in. Một số đặc tính kỹ thuật quan trọng khác của sách giáo khoa chưa quy định như: Trình bày nội dung sách; Kỹ thuật in sách; Kỹ thuật gia công sách; Phương pháp thử. Các yêu cầu về quản lý chưa đầy đủ và rõ ràng theo các quy tắc quy định về tiêu chuẩn.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang giao các đơn vị chức năng nghiên cứu, tham mưu xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia về SGK.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường

(HBĐT) - Hiện nay, ngành GD&ĐT đang tích cực triển khai các chương trình, giải pháp phù hợp góp phần thúc đẩy văn hóa đọc trong nhà trường. Nỗ lực đáng ghi nhận đầu tiên là ngành chú trọng huy động nguồn lực đầu tư trang thiết bị và hỗ trợ hoạt động thư viện trong nhà trường. Riêng năm học 2021 - 2022, ngành huy động trên 2,6 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động thư viện thân thiện. 

Mỗi hoạt động là một đóa hoa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

(HBĐT) - Khoác lên mình chiếc áo xanh của tuổi trẻ xung kích, những đoàn viên, thanh niên trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PT DTNT) THPT tỉnh hăng hái thực hiện công trình thanh niên năm học 2022 - 2023 trong khuôn viên thoáng rộng. Công trình thanh niên có sự tham gia của hơn 600 lượt đoàn viên thanh niên thuộc Ban văn thể nhà trường, 24 chi đoàn học sinh, 1 chi đoàn giáo viên. Tất cả đều tích cực lao động, thể hiện tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cùng chung tay xây dựng cảnh quan trường học xanh - sạch - đẹp, thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022).

Việt Nam có 5 cơ sở giáo dục trong Bảng xếp hạng đại học tốt nhất toàn cầu

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, ngày 3/11, Tạp chí U.S News & World Report của Hoa Kỳ vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo đại học tốt nhất toàn cầu – Best Global Universities. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 970 thế giới và 258 Châu Á.

Địa phương cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số

Ngày 2/11, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến để triển khai các quyết định, chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dân tộc thiểu số.

Nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh

(HBĐT) - Khuyến khích triển khai giúp trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh; triển khai dạy môn tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 ở các đơn vị có đủ điều kiện; mở rộng đối tượng học sinh học chương trình tiếng Anh hệ 10 năm để sẵn sàng thực hiện chương trình tiếng Anh mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018… Có nhiều giải pháp đang được ngành GD&ĐT tỉnh đôn đốc các đơn vị, trường học triển khai nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, trong đó chủ lực là môn tiếng Anh.

Tự học - “chìa khóa” để học tập suốt đời

(HBĐT) - Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, một công dân đã có thể tự học bằng cách truy cập vào kho thông tin dữ liệu khổng lồ đã được số hóa. Nhờ có năng lực tự học mà sự học không hề có điểm dừng, việc học được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Đây chính là "chìa khóa” để mỗi người trở thành một công dân học tập, góp phần nhỏ bé xây dựng một xã hội học tập trong toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục