Ngày 16/11, Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ thuộc Trung ương Đoàn tổ chức Cuộc thi "Sáng tạo Robotics" năm 2024 khu vực miền Bắc tại Trường Tiểu học I - sắc Niu - tơn, Hà Nội.
Đoàn học sinh tỉnh Hòa Bình tham gia vòng khu vực Cuộc thi Sáng tạo Robotics năm 2024.
Tham gia cuộc thi có 157 đội, gồm 69 đội thi bảng R1 (khối tiểu học) thi đấu đối kháng với chủ đề "Robot xây dựng căn cứ vũ trụ”, 88 đội thi bảng R2 (khối THCS) thi đấu tính điểm chủ đề "Robot du hành vũ trụ”. Trong đó, tỉnh Hòa Bình có 3 đội, 6 thí sinh tham gia bảng R2 là các học sinh Trường THCS Kim Đồng, huyện Tân Lạc đại diện cho tỉnh tham gia.
Các đội thi đã tranh tài sôi nổi, thể hiện tài năng, niềm đam mê, nhiệt huyết và khả năng sáng tạo, tư duy logic, kỹ năng trong thiết kế, lắp ráp, lập trình robot. Với sự dẫn dắt tận tình của thầy Đặng Văn Bình và sự cố gắng, quyết tâm của các học sinh Trường THCS Kim Đồng, tỉnh Hòa Bình đã đoạt giải nhì tại Vòng khu vực Cuộc thi "Sáng tạo Robotics” năm 2024; cụ thể thuộc về đội Kim đồng 1, gồm 2 em: Nguyễn Thái vũ, Bùi Tùng Lâm, học sinh lớp 7T, Trường THCS Kim Đồng. Hai em đã giành tấm vé tham dự vòng chung kết cuộc thi được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/11/2024.
Cuộc thi không chỉ là sân chơi cho học sinh thể hiện tài năng, đam mê, mà còn là cầu nối giúp các em tiếp cận những xu hướng công nghệ mới, phát triển các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ XXI như tư duy sáng tạo, giao tiếp và làm việc nhóm. Cuộc thi cũng góp phần truyền cảm hứng về ứng dụng công nghệ trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em hiểu rõ hơn vai trò của khoa học - công nghệ trong giải quyết các vấn đề thực tiễn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hoàng Vũ
Năm học 1963 - 1964 tôi là học sinh lớp 8C, Trường phổ thông cấp III Hoàng Văn Thụ. Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ gây nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để rồi tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cho mở thêm Trường phổ thông cấp III Cù Chính Lan, đặt ở xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn (nay là huyện Lạc Thủy). Từ năm học 1964 - 1965, tôi chia tay các bạn học sinh Hoàng Văn Thụ về học trường mới Cù Chính Lan.
Trường THPT Cù Chính Lan ra đời và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy…, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (gồm 1 lớp 9 với 19 học sinh và 2 lớp 8 với 58 học sinh) đặt tại xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn. Khi ấy, thầy Bùi Tiến Lãng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy: Đỗ Hữu Nam, Phạm Tự Hạm, Nguyễn Thị Như, Trần Vi, Lê Mạnh Khương, Phạm Hồng Vân, Phạm Phú, các bác: Lê Thị Thanh, Nguyễn Hùng.
Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy… Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (nay là Trường THPT Cù Chính Lan).
Ngày 12/11, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Đến dự và chúc mừng nhà trường có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng...
Sáng 12/11, Trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc (TP Hoà Bình) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Việc ra đời bộ chữ Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 28/6/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai, bộ chữ Mường đã bắt đầu đi vào đời sống.