Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm. Việc ra đời bộ chữ Mường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là chữ viết chính thức của dân tộc Mường và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc Mường tại tỉnh. Ngày 28/6/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh. Sau 5 năm triển khai, bộ chữ Mường đã bắt đầu đi vào đời sống.


Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức năm 2024.

Chữ Mường là bộ chữ mới, do đó vấp phải không ít khó khăn, vướng mắc khi đưa vào giảng dạy. Ra đời từ năm 2016 nhưng đến ngày 29/3/2022, Bộ GD&ĐT mới ban hành Công văn số 1169 cho phép Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Hoà Bình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường đối giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC). Ngày 29/6/2023, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 3203 về việc cho phép Trường CĐSP Hoà Bình tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường theo Thông tư số 09, ngày 18/4/2023 của Bộ GD&ĐT quy định về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số (DTTS). Đây là những căn cứ quan trọng để tỉnh có thể triển khai việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho CBCCVC. Từ đó đẩy nhanh việc đưa bộ chữ Mường đi vào cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ Hường, Hiệu trưởng Trường CĐSP Hòa Bình cho biết: Sau khi được sự chấp thuận của Bộ GD&ĐT, nhà trường đã tổ chức thẩm định và ban hành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các cơ sở giáo dục phổ thông thời lượng 600 tiết, ban hành 1 bộ tài liệu đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường đảm bảo các yêu cầu chương trình đặt ra. Hiện, nhà trường có 12 giảng viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS, bồi dưỡng tiếng DTTS (tiếng Mường) cho CBCCVC, lực lượng vũ trang (LLVT); 100% giảng viên đáp ứng yêu cầu về đội ngũ được quy định tại Thông tư số 09, ngày 18/4/2023 của Bộ GD&ĐT.

Tính đến tháng 9/2024, Trường CĐSP Hòa Bình đã triệu tập 476 học viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Mường. Trong đó, khối tiểu học 197 giáo viên; khối THCS 221 giáo viên; khối THPT 58 giáo viên. 100% học viên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, có bằng tốt nghiệp CĐSP trở lên và nói thành thạo tiếng dân tộc Mường, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về đối tượng tham gia đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS quy định tại Thông tư số 09; có 471 học viên đã được cấp chứng chỉ.

Đối với việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng DTTS (tiếng Mường) cho CBCCVC và LLVT, tính đến thời điểm hiện tại, Trường CĐSP Hòa Bình đã tổ chức được 8 lớp bồi dưỡng cho 388 học viên, cấp chứng chỉ cho 268 học viên, còn lại đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, chưa thi cuối khóa 118 người. Trường CĐSP Hòa Bình sẽ liên tục mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho CBCCVC.

Qua thực tiễn triển khai việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho giáo viên, CBCCVC và LLVT tỉnh cho thấy, đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm. Phương pháp giảng dạy tích cực, giúp học viên dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn công tác, cuộc sống. Thông qua khảo sát, nhìn chung học viên đánh giá là hợp lý, có tính thực tiễn cao và đánh giá cao về chất lượng của khóa đào tạo. Học viên cũng nhận xét tốt về lượng kiến thức tiếp thu được trong khóa đào tạo, đó là cập nhật kiến thức cũng như kỹ năng về ngôn ngữ, văn hóa, phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc cho học sinh phổ thông, đáp ứng nhiệm vụ dạy và học tiếng DTTS trong trường phổ thông.

Hiệu trưởng Trường CĐSP Hòa Bình cho biết thêm: Trong những năm tới, Trường CĐSP Hòa Bình tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng tiếng DTTS (tiếng Mường) nhằm nâng cao, cập nhật kiến thức văn hóa dân tộc, kỹ năng sử dụng tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường cho đội ngũ CBCCVC làm công tác dân tộc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS (tiếng Mường) cho các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, chuẩn bị cho dạy thí điểm tiếng dân tộc Mường tại các trường phổ thông.

  

Dương Liễu

Các tin khác


Tuyên truyền phòng chống ma tuý, bạo lực học đường cho học sinh

Huyện Đoàn Lạc Thuỷ phối hợp Hội LHPN huyện vừa tổ chức chương trình Tuyên truyền phòng chống ma tuý, bạo lực học đường tại Trường TH&THCS xã Hưng Thi để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông cho học sinh

Bước vào năm học 2024 - 2025, tình hình vi phạm giao thông liên quan đến học sinh trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Thực tế còn tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy, xe đạp điện, đi dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng gây mất an toàn giao thông (ATGT)…

Nói chuyện chuyên đề và thông tin, tuyên truyền về đối ngoại cho giáo viên, học sinh

Tại Trường THPT Cao Phong, huyện Cao Phong, Tỉnh Đoàn vừa tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề, thông tin, tuyên truyền đối ngoại về tình hình thế giới, khu vực, quan hệ Việt Nam với các nước năm 2024.

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024

Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 vừa tổ chức Phiên họp lần thứ II nhằm thảo luận và tiến hành bỏ phiếu đối với kết quả xét của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và danh sách ứng viên đủ điều kiện được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024. Theo đó, có 615 ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường

Nhiều trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời gian nghỉ trung bình từ 2-3 tuần.

Trường phổ thông DTNT THCS&THPT huyện Tân Lạc: Kỷ niệm 30 năm thành lập và đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia

Sáng 2/11, Trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) THCS&THPT huyện Tân Lạc tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 30 năm ngày thành lập trường (1994 - 2024) và đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Dự lễ có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc và đông đảo các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục