Ngày 18/11, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát việc thực hiện một số nội dung liên quan đến công tác quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trên địa bàn huyện Lương Sơn.
Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu kết luận của giám sát.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kiểm tra thực tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lương Sơn.
Đoàn giám sát đã kiểm tra thực tế công tác giáo dục dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lương Sơn; làm việc với UBND huyện về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT.
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát đã làm rõ 3 nội dung chính về: Công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; công tác giáo dục dạy nghề tại các cơ sở trên địa bàn huyện và việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 thuộc lĩnh vực GD&ĐT.
Năm học 2023 - 2024 huyện Lương Sơn có 70% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT. Khoảng 5,2% thanh, thiếu niên trong độ tuổi THPT thôi học, trong đó tỷ lệ học sinh vào học trung cấp nghề thấp, chủ yếu học sinh sau tốt nghiệp THCS tham gia ngay vào thị trường lao động. Huyện triển khai 38 lớp học nghề cho hơn 1.000 học viên, song hiệu quả công tác dạy nghề còn thấp. Việc triển khai nghị quyết của HĐND tỉnh về mức thu, chi tài chính tại các cơ sở giáo dục gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Về thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông cho thấy, mặc dù công tác phân luồng học sinh sau THCS có chuyển biến tích cực, nhưng nhìn chung vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Phần lớn các địa phương đều có hơn 70% học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT, thậm chí hơn 80%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học sơ cấp và trung cấp nghề thấp. Còn tỷ lệ không nhỏ học sinh tốt nghiệp THCS tham gia luôn vào thị trường lao động mà không qua đào tạo, làm ảnh hưởng đến chất lượng và cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động huyện Lương Sơn.
Huyện Lương Sơn đã nêu những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân như: thiếu giáo viên giảng dạy một số bộ môn văn hóa; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy văn hóa thiếu, xuống cấp; trang thiết bị phục vụ học trung cấp nghề chỉ đảm bảo tối thiểu cho nghề đào tạo, không thể đầy đủ như khi học tại các trường trung cấp, cao đẳng...
Huyện đã kiến nghị với đoàn giám sát về việc bổ sung kịp thời đội ngũ giáo viên; tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tại chỗ nhằm tăng quy mô tuyển sinh vào học lớp 10 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS…
Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị huyện Lương Sơn tập trung triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế mà huyện có thể thực hiện được. Đoàn giám sát sẽ đề xuất HĐND tỉnh có chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ địa phương triển khai có hiệu quả, thực chất hơn công tác GD&ĐT trong thời gian tới...
Hồng Trung
Ngày 15/11, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống (20/11/1974 - 20/11/2024), khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Tới dự, chúc mừng có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Trường THPT Cù Chính Lan (Lương Sơn) đã không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục tỉnh Hòa Bình. Để đạt được những thành tựu rực rỡ, không thể không nhắc đến sự đóng góp bền bỉ và tâm huyết của các tổ chuyên môn - những "người thợ” thầm lặng, miệt mài rèn giũa tri thức và phẩm chất cho bao thế hệ học sinh. Phát huy truyền thống nhà trường, các thầy, cô giáo say sưa với công việc thầm lặng hôm nay luôn cố gắng phấn đấu, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thi đua "Dạy tốt - học tốt”.
Năm học 1963 - 1964 tôi là học sinh lớp 8C, Trường phổ thông cấp III Hoàng Văn Thụ. Ngày 5/8/1964, giặc Mỹ gây nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ để rồi tiến hành đánh phá miền Bắc Việt Nam. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Hòa Bình cho mở thêm Trường phổ thông cấp III Cù Chính Lan, đặt ở xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn (nay là huyện Lạc Thủy). Từ năm học 1964 - 1965, tôi chia tay các bạn học sinh Hoàng Văn Thụ về học trường mới Cù Chính Lan.
Trường THPT Cù Chính Lan ra đời và trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy…, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (gồm 1 lớp 9 với 19 học sinh và 2 lớp 8 với 58 học sinh) đặt tại xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn. Khi ấy, thầy Bùi Tiến Lãng được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, cùng các thầy cô trực tiếp giảng dạy: Đỗ Hữu Nam, Phạm Tự Hạm, Nguyễn Thị Như, Trần Vi, Lê Mạnh Khương, Phạm Hồng Vân, Phạm Phú, các bác: Lê Thị Thanh, Nguyễn Hùng.
Tháng 8/1964, trước yêu cầu học tập của con em nhân dân vùng Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy… Bộ Giáo dục quyết định thành lập Trường cấp III Cù Chính Lan (nay là Trường THPT Cù Chính Lan).
Ngày 12/11, Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Đến dự và chúc mừng nhà trường có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng...