Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến về việc xây dựng Dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh trung học phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố từ năm học 2025 - 2026.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu).
Trong dự thảo, Sở đề xuất phương án hỗ trợ học phí cho trẻ em, học sinh trong và ngoài công lập, trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài. Mức hỗ trợ là mức học phí áp dụng cho trẻ em mầm non, học sinh trung học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, mức hỗ trợ tương đương mức học phí học sinh trường công lập đang đóng: Nhà trẻ là 200.000 đồng (nhóm 1) và 120.000 đồng (nhóm 2); mẫu giáo 3 - 4 tuổi là 160.000 đồng (nhóm 1) và 100.000 đồng (nhóm 2); trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên có mức học phí 120.000 đồng (nhóm 1) và 100.000 đồng (nhóm 2).
Trong đó, nhóm 1 là học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
Hiện nay, học sinh tiểu học và trẻ mầm non 5 tuổi được miễn học phí theo quy định chung. Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh trung học cơ sở. Như vậy, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh trung học phổ thông phải đóng học phí theo quy định.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, chính sách này là sự kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà Thành phố thực hiện trong những năm học qua, nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách miễn học phí này sẽ là món quà ý nghĩa, thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Điều này cũng thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của Thành phố cho giáo dục; đi đầu trong chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân.
Theo Baotintuc.vn
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) vừa tổ chức chương trình toạ đàm "Tuổi trẻ Trường THPT Công Nghiệp sắt son niềm tin với Đảng”. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Lạc Sỹ là xã vùng 135 của huyện Yên Thủy, cơ sở vật chất giáo dục chủ yếu được đầu tư xây dựng theo các dự án đã lâu, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Ngày 9/12, tại Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
Ngày 7/12, Ngày hội khoa học công nghệ OPEN STEM DAY 2024 đã diễn ra tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở FPT Đà Nẵng, với sự tham gia của hơn 6.000 học sinh, phụ huynh và giáo viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam.
Bộ GD-ĐT công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ 1 của học sinh cả nước.
Huyện Mai Châu có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 6 dân tộc thiểu số, chiếm 90,04%. Mai Châu cũng là mảnh đất còn giữ được tương đối đậm nét bản sắc văn hóa các dân tộc Thái, Mông… Đây cũng là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh đã, đang thực hiện tốt công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tiêu biểu phải kể đến mô hình Câu lạc bộ (CLB) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT Mai Châu.