Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực với quy mô khoảng 85.000 chỗ.
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo về việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) học sinh THPT năm 2025.
Theo đó, kỳ thi được tổ chức làm 6 đợt trong thời gian từ 15/3 đến ngày 18/5 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…
Chi tiết 6 đợt thi HSA năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Viện Đào tạo số và Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) lưu ý các thí sinh khi đăng ký ca thi phải kiểm tra xem lịch thi giữa học kỳ của trường mình như thế nào để tránh chọn trùng ca thi HSA.
Thí sinh lập tài khoản dự thi và chọn ca thi tương ứng. Hệ thống chỉ cho phép tài khoản đăng nhập và thao tác trên một thiết bị máy tính tại cùng thời điểm.
Bài thi HSA năm 2025 được làm trên máy tính, thời gian từ 195 - 199 phút gồm 2 phần thi bắt buộc về các lĩnh vực toán học & xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút) và văn học - ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút). Phần thi thứ ba (50 câu hỏi, 60 phút) thí sinh lựa chọn phần khoa học hoặc tiếng Anh. Trong mỗi phần thi có thể xuất hiện thêm 1 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
Thí sinh tra cứu kết quả thi và nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Giấy chứng nhận được gửi qua đường thư bảo đảm theo địa chỉ và số điện thoại khai báo tại tài khoản đăng ký thi HSA.
Kể từ ngày 15/2/2025, kỳ thi HSA do Viện Đào tạo số và Khảo thí trực thuộc ĐHQGHN được tổ chức. Các đợt thi diễn ra từ ngày 15/3/2025 đến ngày 18/5/2025 tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,... Công tác tổ chức thi đảm bảo chống dịch bệnh và kế hoạch học tập của học sinh niên khóa 2022-2025.
Theo VTV.VN
Hiện thực hóa mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục tích cực, nơi mà cả thầy cô, học sinh và phụ huynh đều cảm nhận được niềm hạnh phúc, năm học 2023-2024 ngành Giáo dục TP Hồ Chí Minh đã triển khai bộ tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc cho tất cả các trường học. Với 18 tiêu chí ở 3 nhóm tiêu chuẩn (về con người; dạy học và hoạt động giáo dục; môi trường), TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai có quy mô bộ tiêu chí Trường học hạnh phúc ở 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tuyển dụng người có trình độ cao đẳng để dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Giáo dục thường xuyên là một hệ thống cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó, các trung tâm giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp có vai trò nòng cốt thúc đẩy học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời, qua đó giúp người dân phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Hai em Bùi Ngọc Toản và Bùi Nhật Thái, học sinh lớp 11A1, Trường THPT Bắc Sơn, huyện Kim Bôi đã nhặt được chiếc ví bên trong có giấy tờ cùng gần 3 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi. Hành động đẹp của 2 em góp phần lan tỏa những việc làm tốt trong xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Ngày 18/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả chấm thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025.