Ngày 23/4, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Đề án "Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học giai đoạn 2025 – 2035, tầm nhìn 2045”.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là phù hợp với xu hướng học tập và làm việc trong thời đại mới. Thời gian qua, Ban soạn thảo đã xây dựng dự thảo Đề án, tổ chức một số hội thảo lấy ý kiến với tinh thần hết sức khẩn trương, nước rút, mang tính đột phá nhưng bài bản, đảm bảo tính khả thi.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, việc xây dựng Đề án cần hướng tới chuẩn quốc gia, quốc tế và đồng bộ các giải pháp, từ cơ chế chính sách, nguồn nhân lực đến ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, giải quyết vấn đề về học liệu, khoảng cách vùng miền, thiếu giáo viên…

Thứ trưởng đề nghị các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các trường có đào tạo tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh chủ động xây dựng chương trình, chuẩn bị đội ngũ, cơ sở vật chất theo năng lực của mình để đào tạo sinh viên; chủ động xây dựng chương trình, cách thức, phương pháp bồi dưỡng giáo viên; phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo để đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết: Từ năm 2013 đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng sự hỗ trợ thiết thực từ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy bằng tiếng Anh, phát triển được hệ thống chương trình, học liệu, đội ngũ và tuyển sinh, đào tạo các ngành: Sư phạm Toán học (dạy bằng tiếng Anh), Giáo dục Tiểu học - Sư phạm Tiếng Anh, Giáo dục Mầm non - Sư phạm Tiếng Anh. Từ năm 2014, nhà trường mở rộng sang Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học và Sư phạm Tin học (dạy các môn này bằng tiếng Anh).

Qua đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhận thấy, việc phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên giảng dạy các môn học, chuyên ngành bằng tiếng Anh cần được xác định là một trong những trọng tâm chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cam kết đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, đóng góp chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để triển khai hiệu quả các nội dung của Đề án trong thời gian tới.

Góp ý cho dự thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Thị Quỳnh Ngọc nhận định: Dự thảo Đề án lần này thể hiện sự đầu tư công phu, có tầm nhìn dài hạn và cách tiếp cận mới, không chỉ đơn thuần là dạy tiếng Anh, mà là xây dựng một hệ sinh thái sử dụng tiếng Anh trong nhà trường.

Theo Tiến sĩ Bùi Thị Quỳnh Ngọc, một số điểm mấu chốt cần tập trung thực hiện như: Rà soát tổ chức bồi dưỡng năng lực đội ngũ; bồi dưỡng năng lực dạy tích hợp nội dung và ngôn ngữ cho giáo viên các cấp, bao gồm cả giáo viên tiếng Anh; đối với giáo viên các môn học khác, cần được bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành phù hợp với nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, Đề án nên hướng đến phát triển một hệ thống học liệu số toàn quốc, tích hợp AI, có khả năng phân tích năng lực người học và lộ trình học cá nhân hóa. Điều này vừa nâng cao chất lượng, vừa tiết kiệm chi phí, tránh tình trạng manh mún giữa các địa phương.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương đề xuất: Ban soạn thảo cần bổ sung thêm danh mục học liệu để các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non được cấp thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng việc triển khai hiệu quả Đề án.


Theo TTXVN

Các tin khác


Tạo tư duy mới phát triển khoa học, công nghệ trong giáo dục

Hoạt động khoa học, công nghệ trong giáo dục và đào tạo không chỉ là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn tạo những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ sự phát triển đất nước. Vì vậy, những năm qua, hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ngành giáo dục chú trọng đẩy mạnh trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực hoạt động.

Hơn 280.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025 trong ngày đầu tiên

Tính đến 17h ngày 21/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là 285.631 em.

Đại học Quốc gia Hà Nội công bố quy chế tuyển sinh đại học và cách quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh

Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố quy chế tuyển sinh đại học chính quy năm 2025. Trong đó, thông tin chi tiết về các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh tại Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng như cách quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh sang thang điểm 10.

Trường TH&THCS Thái Thịnh hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư

Ngày 21/4, Trường TH&THCS Thái Thịnh (TP Hoà Bình) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư năm 2025 với 2 phần thi: tuyên truyền giới thiệu sách và gian trải nghiệm sách.

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc

UBND tỉnh vừa ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 16/4/2025 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Nhiều trường đại học dự kiến tăng học phí năm 2025

Theo đề án tuyển sinh 2025 của nhiều trường đại học mới công bố, mức học phí được công khai và dự kiến tăng so với năm ngoái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục