Trường PT DTNT huyện đã đưa CNTT vào giảng dạy cho các em học sinh.

Trường PT DTNT huyện đã đưa CNTT vào giảng dạy cho các em học sinh.

(HBĐT) - Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của huyện Kim Bôi đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân về nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.

 

Để đạt được những kết quả tích cực, ngành GD-ĐT huyện Kim Bôi với lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về vấn đề xây dựng trường chuẩn Quốc gia các cấp học đến năm 2015 và được cụ thể hóa trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI. Theo đó, huyện đã xây dựng Đề án trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2006 – 2015, thành lập BCĐ thực hiện đề án lấy nguồn lực con người là luôn là nhiệm vụ quan trọng. Khi triển khai thực hiện đề án,  ngành GD - ĐT đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng công việc; trong đó, chú trọng quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, đồng thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia giáo dục học sinh, huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng các công trình trong nhà trường. Hiện tại, chương trình dự án kiên cố hoá trường lớp học tính đến tháng 5/2010 đã bàn giao đưa vào sử dụng 54 công trình bằng 136 phòng đạt 94,0%, năm 2009 đang thi công 20 công trình với 88 phòng.

 

Bên cạnh đó, ngành GD-ĐT không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi. Bám sát và thực thi các nội dung của Cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kết hợp với các phong trào thi đua của ngành. Ngành GD&ĐT huyện Kim Bôi đã tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể, nhất là chỉ đạo các nhà trường tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn có nghị quyết về xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa việc xây dựng trường chuẩn đến cán bộ, nhân dân. Cùng với chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện dành nguồn vốn chi sự nghiệp giáo dục khác, vốn cấp quyền sử dụng đất của huyện để mỗi năm đầu tư từ 450 – 500 triệu đồng cho mỗi trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia.  Vì vậy, giáo dục toàn diện của nhà trường đạt được những thành tích đáng khích lệ, như: Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ theo các chủ điểm, chương trình phát thanh măng non, giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, rèn luyện kỹ năng sống, khả năng thích ứng cho học sinh, xây dựng trường học thân thiện... Hiện tại, tổng số phòng học ở các cấp học là 1398 phòng; trong đó nhà lớp học kiên cố là 791 phòng đạt 56,6%, bán kiên cố là 336 phòng, đạt 24%, phòng tạm 211 phòng, đạt 19,4%. Cụ thể ngành học mần non có 327 phòng, tiểu học 445 phòng, THCS 316 phòng, PT CS 60 phòng; phòng giáo dục đã huy động trên toàn huyện được 97,95% trẻ mẫu giáo ra lớp, đặc biệt năm 2009 - 2010, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, trẻn 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.; hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,5%; học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 98,6%, tỷ lệ lên lớp đạt 98,47%, chất lượng mũi nhọn ngày càng được nâng lên. Điển hình là năm học 2009 - 2010 giáo viên giỏi cấp tỉnh 8 đồng chí, huyện là 117 đồng chí, số học sinh giỏi cấp tỉnh đối với Tiểu học 308 em, cấp THCS là 195 em, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học trên toàn huyện xuống còn 0,2%.

 

Thầy giáo Lê Công Lương, Trưởng phòng GD-ĐT huyện cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo của toàn huyện là giữ vững và duy trì các trường đã công nhận chuẩn Quốc gia; từ đó giảm tỉ lệ lưu  ban, học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và tuyển sinh đầu vào các cấp. Toàn huyện hiện có 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, phấn đấu mỗi năm có từ 4 đến 5 trường đạt chuẩn Quốc gia

 

                                                                                                Quý Kỳ

 

Các tin khác

Nhiều thí sinh Hà Nội đánh giá đề thi Hóa nhẹ nhàng hơn Lý.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ khen thưởng các học sinh tiên tiến. Ảnh T.L

Hôm nay 4-7, hơn 640 nghìn thí sinh dự thi đại học đợt một

Ngày 3-7, các thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh đại học đợt một đã tới các điểm thi làm thủ tục dự thi. Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), đợt một kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay có 83 đại học, học viện và các trường đại học tổ chức thi tuyển với 25.233 phòng thi tại 997 điểm thi.

Bộ Giáo dục - Đào tạo: Đậu tốt nghiệp THPT cao không phải do đề dễ

Trước các ý kiến trái chiều về kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay (với tỷ lệ đậu rất cao, 93% trên cả nước, trong đó có nhiều địa phương cao đột biến), Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng. Theo đó, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT toàn quốc là 92,57%, cao hơn các năm trước (tỷ lệ này năm 2009 là 83,8%). Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nghiệp loại khá và loại giỏi chỉ đạt 10,02%, giảm 1,18% so với năm 2009 (11,2%) và thấp hơn các năm trước.

Tuyển sinh ĐH - CĐ 2010: Hồ sơ ảo giảm mạnh

Theo báo cáo nhanh của Bộ GD-ĐT, hôm qua, 3-7, 640.168 thí sinh cả nước đã làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ tại các hội đồng, đạt 74,12%

Chính thức bổ nhiệm Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo

Ngày 30/6, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định 928/QĐ-CTN bổ nhiệm Thứ trưởng Phạm Vũ Luận giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo.

Tuyển sinh ĐH-CĐ đợt 1-2010: Hơn 700.000 thí sinh nhận phòng thi

Sáng nay, hơn 700.000 thí sinh thi ĐH đợt 1 (khối A) trên cả nước đến nhận phòng thi và hoàn tất những thủ tục cuối cùng để chuẩn bị bước vào cuộc ứng thí cho ngày mai.

Trước giờ G, phụ huynh mướt mồ hôi cùng thí sinh

Dù đã cột chặt valy vào ghế ngồi nhưng chị Nguyễn Thị Huyền cùng cô con gái đi thi đại học đã xanh mặt khi phát hiện 2 triệu đồng để trong tư trang bỗng dưng bị mất. Mới xuống xe mẹ con chị lại bị một nhóm chạy xe ôm tại bến vây quanh. Mệt, lo càng thêm sợ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục