Dù đã cột chặt valy vào ghế ngồi nhưng chị Nguyễn Thị Huyền cùng cô con gái đi thi đại học đã xanh mặt khi phát hiện 2 triệu đồng để trong tư trang bỗng dưng bị mất. Mới xuống xe mẹ con chị lại bị một nhóm chạy xe ôm tại bến vây quanh. Mệt, lo càng thêm sợ…
“Chưa đến chợ đã…gần hết tiền”
Dù lắc đầu nguây nguẩy, vị phụ huynh cùng cô con gái này vẫn bị cánh xe ôm quyết liệt đeo bám.
Mùa thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay cũng trúng ngay mùa World Cup nên các thí sinh cùng phụ huynh đến TP để thi ĐH cũng là con mồi ngon của bọn trộm cắp, cướp giật vốn là chuyện xảy ra hàng ngày trên địa bàn thành phố.
Tại các điểm nóng nơi các phụ huynh, thí sinh từ khắp các tỉnh đổ về dự thi tại TPHCM như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây…, tình hình an ninh trật tự diễn ra khá phức tạp.
Những bậc phụ huynh đưa con đi dự thi lần đầu bước chân ra tỉnh không tránh khỏi bỡ ngỡ. Không dám tiếp chuyện nhiều với người lạ, đi đâu cũng dè chừng trông coi hành lý, vậy mà vẫn có một vài người trong số họ sớm trở thành nạn nhân của những tay cao thủ “hai ngón” vốn đang gặp mùa làm ăn.
Vui mừng khi được chiến sĩ tình nguyện trong màu áo cảnh sát giúp đỡ.
Chị Nguyễn Thị Huyền, quê ở tỉnh Bến Tre, đưa con gái đi thi vào trường Đại học Kinh tế Luật (TPHCM). Bắt chuyến xe lúc 2 giờ sáng, chị cùng cô con gái khăn gói quả mướp lên thành phố để tìm nhà trọ.
Lên xe, chị cũng đã cẩn thận buộc cái va-li vào chân ghế ngồi, rồi lấy hai chân đè lên, sau đó hai mẹ con mới thiu thiu chợp mắt.
Khi xe vừa cập bến, chị lay đứa con gái đang ngủ mê mệt dậy, với tay xuống phía dưới để lấy chiếc va-li lên thì mới tá hỏa khi thấy nó đã bị rạch từ lúc nào. Vội vàng mở chiếc va-li để kiểm tra, chị sững sờ khi thấy toàn bộ số tiền hơn hai triệu đồng mà chị gói kỹ trong chiếc khăn mùi soa đã không cánh mà bay.
“Cũng may là tui để có hơn hai triệu trong đó, còn lại cất trong người. Nếu không thì chẳng biết lấy tiền đâu cho sắp nhỏ đi thi”, chị than thở.
Cả nhà…cùng đi thi !
Đi thi, cả nhà đi theo để cổ vũ tinh thần.
Mặc dù có rất nhiều đội tiếp sức mùa thi được phân công túc trực tại các điểm nóng, hỗ trợ thí sinh và phụ huynh tìm địa điểm thi, phát bản đồ miễn phí, tìm phòng trọ giá rẻ nhưng thí sinh vẫn còn gặp không ít những khó khăn khi tìm nhà trọ. Có nhiều trường hợp phụ huynh đi tìm nhà trọ cười ra nước mắt.
Ông Phạm Hữu Lân, đến từ tỉnh Gia Lai, dắt theo cậu con trai đi kiếm phòng trọ bên quận 2, theo giới thiệu của đội tiếp sức mùa thi. Khi tới nơi, hỏi giá, ông thấy giá cả ở đây chẳng rẻ hơn mấy chỗ gần địa điểm nơi con ông thi là mấy (20.000 đồng một ngày), lại phải đi xa cực nhọc. Ông đành quay lại bến xe gặp đội tiếp sức để hỏi dãy phòng trọ khác.
Không có phụ huynh đi kèm, những thí sinh này phải tự xoay sở tìm nhà trọ.
Mỗi phòng trọ chỉ ở được từ hai đến ba người, nhưng cá biệt có những thí sinh đi thi nhưng…cả nhà đi theo để động viên tinh thần. Vậy là phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo để kiếm cho ra phòng trọ đủ “nhét” hết cả nhà vào.
Chị Nguyễn Thị Út, có con gái thi vào Đại học Sư phạm TPHCM, ngoài một bao tải nhỏ đựng quần áo sách vở của hai mẹ con, chị còn ráng ôm thêm năm ký gạo cùng với vài lạng cá khô để đỡ tiền ăn uống.
“Ở dưới làm ruộng cực lắm chú ạ, ăn còn không đủ, vay mãi mới được chút tiền dành cho con đi thi. Không tiết kiệm thì nhờ vả ai được bây giờ”, chị bộc bạch.
Đến hẹn lại lên, hàng chục ngàn phụ huynh cũng sôi kinh nấu sử cùng với các thí sinh, hồi hộp đến từng phút trước giờ G. Ai cũng mong rằng những công sức của họ được bù đắp bằng việc thành nhân, thành tài của con em em mình qua việc tìm được cơ hội vào cánh cửa trường ĐH. Dù rằng chặng đường đi phía trước của những bậc làm cha, làm mẹ này còn rất dài…
Theo NLĐ
Nhiều phụ huynh đến mua hồ sơ tại Trường Mầm non Chu Văn An, (Hà Nội) hôm 1/7 đã phải ra về trong tâm trạng chán nản và bức xúc khi con em họ không được trả lời hay giải quyết thấu đáo.
Chỉ còn vài ngày nữa, đợt thi thứ nhất của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay sẽ bắt đầu. Các trường có tổ chức thi tuyển sinh đợt 1 đến thời điểm này đã sẵn sàng mọi điều kiện từ cơ sở vật chất đến nhân lực theo đúng Quy chế thi.
Thắc mắc ngành Tài chính - Ngân hàng trường ĐH Công Đoàn? Hạn cuối để nộp giấy tờ bổ sung? Có trường ĐH Cảnh sát nhân dân phía Bắc? Liệu có hết chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển? Vấn đề bảo lưu ở trường ĐH?...
(HBĐT) - Hiệu quả cao nhất mà Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và Nhà công vụ (KCHTLH&NCV) cho giáo viên (GV) đã đảm bảo được mục tiêu xóa các phòng học tạm, phòng học K3, xuống cấp nghiêm trọng. Đảm bảo an toàn cho GV, học sinh đến trường. Đà Bắc là huyện có nhiều trường ở vùng sâu, xa, giao thông đi lại khó khăn, phòng công vụ (PCV) đã giải quyết nhu cầu cấp thiết về nơi ăn chốn ở, để GV yên tâm bám trường, bám lớp, Phó Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo (GDĐT) huyện Đà Bắc, Nguyễn Hữu An nhấn mạnh.
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010, Trường ĐH Khoa học xã hội - Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) có 58 thí sinh “đặc biệt” đăng ký dự thi: 51 thí sinh người nước ngoài và 7 thí sinh khiếm thị.
Thắc mắc về kiến thức dùng để giải bài thi môn Toán? Bỏ trống giấy thì có bị coi là đánh dấu bài? Bố người Hoa, mẹ là người Tày thì có được ưu tiên tuyển sinh? Thắc mắc về việc ưu tiên tuyển thẳng vào trường ĐH Ngoại thương?...