Vấn đề là cùng với dạy văn hóa thì nên có nhiều hoạt động văn thể mỹ. PGS Văn Như Cương cho biết quan điểm của ông sau khi Báo Người Lao Động thông tin về tình trạng dạy hè tràn lan như hiện nay

 

* Phóng viên: Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không được tổ chức học hè nhưng thực tế vẫn diễn ra. Ông thấy thế nào?

 

- PGS Văn Như Cương: Trước đây, Bộ GD-ĐT đưa ra quy định ngày 5-9 học sinh cả nước bắt đầu năm học mới; sau đó quy định này thay đổi, các trường có thể dạy sớm hơn. Tôi nhớ mấy năm trước, bộ đã cho phép các trường dân lập được dạy trước khoảng một tháng.
 
Thực tế mà nói, tôi thấy học hè là nhu cầu có thật của nhiều gia đình, chỉ có điều không nên bắt học sinh học quá nhiều để thu tiền, trục lợi. Học hè gì mà mệt không kém năm học chính, quá căng thẳng khiến các cháu bị sức ép. Kỳ nghỉ hè quá dài, phụ huynh không biết gửi con ở đâu, trong khi phụ huynh thì bận công việc không thể ở nhà quản lý con.
 
* Nghĩa là theo ông, nên tổ chức học hè?
 
- Nhiều phụ huynh nói với tôi muốn cho con đi học hè, tuy chỉ là ôn tập kiến thức nhưng ít nhất cũng được tới trường, tối về nhà sờ đến sách vở chứ không phải đi chơi game hay chát chít. Đó là chưa kể các trường dân lập, các trường vùng khó khăn đầu vào thấp, kiến thức học sinh rất hổng. Trước khi chính thức vào lớp, không thể không ôn lại kiến thức cho học sinh, nếu không thì các em sẽ không theo kịp chương trình.
 
Có thể mỗi người một suy nghĩ nhưng quan điểm riêng tôi, nên có thời gian học hè để ôn tập kiến thức. Nhưng song song với việc dạy văn hóa nên tổ chức nhiều hoạt động văn thể mỹ, như các câu lạc bộ, biểu diễn âm nhạc..., để học sinh thể hiện mình. Các em rất thiếu những sân chơi của riêng mình, nếu trường nào cũng có  câu lạc bộ để học sinh sinh hoạt, tôi tin sẽ hạn chế được nhiều trò chơi vô bổ, không lành mạnh.
Chương trình học hè sẽ rất thú vị nếu có thêm những hoạt động thể thao như bơi lội. Ảnh: TẤN THẠNH
 
* Nhiều địa phương tổ chức “Học kỳ quân đội” để học sinh tham gia trong dịp hè. Ông ủng hộ chứ?
 
- Tôi thấy rất hay và đang tìm hiểu để thực hiện. Đó là giáo dục hoàn thiện con người. Mình dạy chữ nhưng phải dạy làm người nữa. Rèn cho học sinh tính kỷ luật trong các “Học kỳ quân đội” hoặc về nông thôn tìm hiểu cuộc sống người dân là rất hữu ích, đặc biệt là với học sinh thành phố. Tách các em khỏi sách vở để đến với cuộc sống thực sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.
 
* Theo ông, có nên thiết kế lại chương trình học thay vì quy định “cứng” nghỉ hè 3 tháng?
 
- Nên chứ. Bộ GD-ĐT nên xem lại chuẩn chương trình của từng môn. Chương trình quá nặng, nếu chưa thay đổi được sách giáo khoa thì có thể cắt bớt vài bài trong chương trình, thậm chí cả chương. Bộ nên cho các sở chủ động về thời lượng học, không nên cứng nhắc với các quy định mang tính hình thức. Quy định mà người ta không thực hiện được công khai thì sẽ làm chui. Giả dụ khi bị kiểm tra, các trường sẵn sàng đưa đơn của phụ huynh yêu cầu trường tổ chức dạy hè. Đó là thực tế ở nhiều nơi, không riêng Hà Nội.

Thêm tiết để dãn chương trình

 
PGS Văn Như Cương cho biết ở Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), nơi ông làm hiệu trưởng, học sinh không học 9 tháng mà học từ 10 đến 10 tháng rưỡi. Chương trình hiện nay rất nặng, với số tiết học như Bộ GD-ĐT quy định thì rất mệt cho học sinh.
 
“Chúng tôi giảm tải cho học sinh bằng cách thêm tiết học để dãn chương trình, đáng lẽ một bài học 2 tiết thì dãn thành 3 tiết để học sinh dễ hiểu, tiếp thu nhẹ nhàng. Cách làm này được phụ huynh, học sinh rất thích. Các em nghỉ hè là nghỉ hoàn toàn rồi sau đó là học chính khóa luôn” - PGS Văn Như Cương nhấn mạnh và nói rõ thêm rằng với chương trình nói trên, học sinh lớp 12 kết thúc chương trình học trước một học kỳ. Học kỳ còn lại dành cho ôn tập để thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH. Học sinh không gồng mình học mà tỉ lệ đậu ĐH vẫn 90%.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Nhiều trường học trên địa bàn huyện Tân Lạc được đầu tư xây dựng kiên cố.
Bản gốc văn bằng chứng chỉ cấp một lần duy nhất.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tư vấn tuyển sinh: Phúc khảo có bao giờ bị hạ điểm so với ban đầu?

Liệu em còn cơ hội đăng ký NV2? Điểm chuẩn khối D của ĐH Kinh tế Quốc dân? Liên thông lên ngành Ngoại ngữ? 14,5 có đủ điểm vào khoa CNTT ĐH Thủy lợi? Lỗi tô đáp án sẽ xử lý thế nào? HV An Ninh đưa điểm thi lên website nào?...

Hà Nội: Hạ điểm chuẩn vào lớp 10 ở nhiều trường 'top' đầu

Chiều tối ngày 23/7, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố điểm chuẩn (đợt 2) vào lớp 10 các trường công lập năm học 2010-2011 trên địa bàn Hà Nội.

ĐHQG Hà Nội sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân

Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên có thể là đầu mối của chương trình đào tạo này.

Huyện Cao Phong nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Là huyện mới được thành lập, nhưng với sự quan tâm của các cấp, ngành, đoàn thể, nhân dân, sự nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh, sự nghiệp giáo dục của huyện Cao Phong đã có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc và toàn diện cả về qui mô trường lớp, chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Điểm sàn bao nhiêu thì vừa?

Đến thời điểm này, các trường ĐH trên cả nước đang hoàn tất công tác chấm thi và Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT cũng đang chờ ngày ấn định điểm sàn ĐH 2010. Nhiều trường dù chưa công bố điểm, nhưng đã dự kiến điểm chuẩn sẽ thấp hơn năm 2009. Như vậy, liệu điểm sàn ĐH năm nay sẽ được giữ ở con số 13 (khối A, D) và 14 (khối B, C) hay sẽ ở mức thấp hơn?

Có được phúc khảo bài thi trắc nghiệm?

Đánh giá cơ hội trúng tuyển vào các trường? Tẩy không hết phần khoanh tròn đáp án sai có bị sao không? Trúng tuyển có được đổi ngành học? Làm đơn phúc khảo như thế nào? Điểm sàn ĐH có tính điểm ưu tiên? Thắc mắc về bảng xếp hạng trên tra cứu điểm thi?...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục