Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đã tập trung đầu tư và thực hiện đổi mới toàn diện công tác giáo dục. Với hơn 1.500 trường học từ mầm non đến trung học chuyên nghiệp, ngành giáo dục thành phố đang xây dựng các trường học tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu CNH, HÐH đất nước và hội nhập quốc tế.

 

Những mô hình tiêu biểu

Từ năm học 2006 - 2007, Trường THPT Lê Quý Ðôn (quận 3, TP Hồ Chí Minh) được xây dựng theo mô hình trường công lập tự chủ tài chính chất lượng cao theo hướng hội nhập quốc tế. Nhằm  nâng cao chất lượng đào tạo, sĩ số trong một lớp giảm từ 45 học sinh xuống còn 30 học sinh và thực hiện hai buổi học một ngày. Các phòng học được trang bị máy lạnh, máy tính, máy in, màn hình và máy chiếu; hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm được nâng cấp hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai Lan, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Số học sinh trong một lớp học ít và thời gian học tại trường nhiều, giúp giáo viên có thể áp dụng phương pháp dạy theo cá thể, chăm sóc từng học sinh, các em có thể tự học, phát huy năng lực của mình. Trường đã thực hiện đổi mới phương pháp sư phạm, người thầy không còn truyền thụ kiến thức một chiều mà giao quyền chủ động cho học sinh. Thực hiện môi trường giáo dục thân thiện thì trước tiên giáo viên phải thân thiện, gần gũi với học sinh. Trong giờ học, học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ để cùng thuyết trình, tranh luận về bài học, từ đó rèn luyện tính chủ động, ứng xử trước nơi đông người. Thành công của nhà trường là học sinh có sự tự tin, năng động và khả năng ứng xử tình huống thực tế trong cuộc sống thông qua việc đổi mới phương pháp giáo dục, mở các lớp rèn luyện kỹ năng sống, trong đó tập trung giáo dục về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc và mở phòng tư vấn tâm lý cho học sinh.

Là trường có điểm tuyển sinh đầu vào không cao, nhưng ba năm qua chất lượng giáo dục của trường đã nâng lên rõ rệt. Hằng năm, số học sinh tốt nghiệp đạt 100% trong đó hơn 90% trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Ðể tiếp tục xây dựng trường theo hướng chất lượng cao, hội nhập quốc tế, Trường THPT Lê Quý Ðôn đã mở các lớp  dạy thêm miễn phí theo các chương trình hội nhập quốc tế như dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh và hướng tới thực hiện thư viện điện tử.

Tham dự giờ học Tiếng Việt của lớp 12 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 mới thấy hiệu quả của việc đổi mới phương pháp giáo dục theo mô hình tiên tiến, hiện đại này. Học sinh không ngồi theo hàng mà chia thành nhóm nhỏ cùng tập đọc qua tranh vẽ. Thực hiện mô hình học tập này, trường đã trang bị hệ thống ghế đơn cho học sinh. Ðưa vào sử dụng từ năm 2008, Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi có cơ sở vật chất khá hiện đại như:  khu vui chơi, hồ bơi, phòng học máy tính, hệ thống cây xanh... tạo môi trường học tập đầy đủ về trí tuệ và thể lực cho học sinh. Phòng học được trang bị màn hình phục vụ cho việc giảng dạy. Cô giáo Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi cho biết: Trường có cơ sở vật chất hiện đại là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy theo hướng cá thể hóa. Ðể tăng hiệu quả của các tiết học, giáo viên luôn tìm tòi phương pháp dạy cuốn hút học sinh như: sử dụng các hình ảnh, đoạn phim minh họa, diễn các tiểu phẩm do chính các em nhập vai... Bên cạnh đó, chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để cùng giáo dục các em. Thông qua sổ liên lạc điện tử, phụ huynh nhận được tin nhắn về tình hình học tập trong ngày của con em mình.

Cùng với nguồn kinh phí được nhà nước đầu tư, nhà trường đã phối hợp phụ huynh học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục của trường. Ðến nay, trường đã xây dựng được thư viện điện tử với hơn tám nghìn đầu sách và hệ thống bàn, ghế, kệ sách phù hợp từng lứa tuổi do gia đình học sinh đóng góp. Mặc dù nằm trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ cơ sở vật chất hiện đại và đổi mới phương pháp giáo dục nên ngôi trường hai năm tuổi này đã tạo được những dấu ấn trong công tác giáo dục. Năm học 2009 - 2010  tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 85,7%, trong đó số học sinh giỏi đạt 75,9%.

Phát triển mô hình trường học chất lượng cao

Ðể triển khai xây dựng trường học chất lượng cao một cách hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế, ngành giáo dục thành phố đã sớm tiến hành nghiên cứu về thời lượng học tập, số lượng học sinh trên lớp học, cơ chế tổ chức dạy học và tự đánh giá của các nước có nền giáo dục tiên tiến. Ðồng thời tổng kết việc thực hiện các trường chuẩn quốc gia, trường chuyên, trường tiên tiến và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp.

 Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Huỳnh Công Minh cho biết, trường học chất lượng cao sẽ  là nơi đào tạo những con người có phẩm chất tốt đẹp về nhân cách: đức, trí, thể, mỹ, lao động và đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.  Muốn vậy, trường chất lượng cao phải bảo đảm các điều kiện như: học sinh học đủ hai buổi một ngày và mỗi lớp có 30 học sinh. Số giáo viên vượt chuẩn hơn 50%, phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng cá thể hóa,...

Những năm qua, TP Hồ Chí Minh đạt nhiều thành tựu trong việc đổi mới trong nhà trường và đã phổ cập bậc trung học theo chuẩn thành phố năm 2008. Ðến nay, thành phố đã có 65 trường mầm non, 36 trường tiểu học, 13 trường THCS và hai trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Cùng với đó, nhiều phương pháp dạy học hiệu quả đã được áp dụng trong các trường học như: mô hình  dạy theo 'cá thể' của Trường tiểu học Lương Ðịnh Của (quận 3), lớp học theo cặp - nhóm kết hợp phương pháp giao tiếp của Trường THPT Thạnh Lộc (quận 12), dạy nhiều môn học trong một tiết học của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1),... Từ năm 2003, thành phố đã quy hoạch mạng lưới trường lớp, từng quận, huyện đã có bản đồ dành đất xây dựng trường học. Hằng năm, khoảng 20% nguồn ngân sách xây dựng cơ bản của thành phố dành xây dựng trường, lớp học. Ðến nay, giáo viên đã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, trong đó 30% số giáo viên mầm non, 60% số giáo viên tiểu học, 40% số giáo viên trung học đã vượt chuẩn. Ðó là cơ sở để thành phố xây dựng các trường tiên tiến, chất lượng cao.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh hiện nay vẫn thiếu phòng học để thực hiện học đủ hai buổi một ngày và 30 học sinh trong một lớp. Mặc dù mỗi năm thành phố đưa vào sử dụng hơn một nghìn phòng học nhưng do việc tăng dân số cơ học quá nhanh nên ngoài bậc mầm non bảo đảm học sinh học đủ hai buổi một ngày, bậc tiểu học mới đáp ứng 80% và bậc trung học là 30%. Hiện tại, sĩ số trung bình trong một lớp ở tiểu học là 38 học sinh, và trung học là 46 học sinh. Ðể giải quyết khó khăn này, các quận, huyện đang đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, một bộ phận chưa có quan điểm sư phạm đúng đắn gây khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngành giáo dục thành phố triển khai tập huấn đổi mới tư duy sư phạm và nâng cao tỷ lệ vượt chuẩn cho đội ngũ giáo viên.

Mặc dù còn nhiều khó khăn song việc xây dựng các trường học hiện đại, chất lượng cao của ngành giáo dục TP Hồ Chí Minh nhưng những kết quả bước đầu đạt được, khẳng định đó là một hướng đi đúng đắn, đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thành phố tiếp tục nhân rộng mô hình trường học tiên tiến, hiện đại, trong đó phấn đấu tất cả 24 quận, huyện và các bậc học đều có trường được xây dựng theo mô hình trường chất lượng cao.

 

                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục