Truyền thống hiếu học của nhân dân ta xưa nay cũng như những thành tựu giáo dục của VN có sự đóng góp to lớn của lớp lớp nhà giáo

Lễ kỷ niệm 28 năm ngày Nhà  giáo VN (20.11.1982 – 20.11.2010) và gặp mặt đại diện các nhà giáo nhân dân (NGND), nhà giáo ưu tú (NGƯT) được Nhà nước phong tặng năm 2010 đã được Bộ GD-ĐT cùng Công đoàn Giáo dục VN tổ chức ngày 18-11 tại Hà Nội.
 

Tâm sự cùng các NGND, NGƯT, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định truyền thống hiếu học của nhân dân ta xưa nay cũng như những thành tựu giáo dục của VN có sự đóng góp to lớn của lớp lớp nhà giáo.

 
“Dù khoa học công nghệ phát triển, thiết bị giảng dạy hiện đại hơn nhưng người thầy vẫn là nhân tố quyết định. Tầm vóc của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung là do đạo đức nhà giáo tạo nên” - bộ trưởng nhấn mạnh.
 
Ông Luận cho biết Bộ GD-ĐT đánh giá cao và khẳng định vai trò không thể thay thế được của người thầy, đồng thời bày tỏ mong muốn thầy cô, đặc biệt là các NGND, NGƯT, với kinh nghiệm và uy tín của mình, đóng góp cho những quyết sách của ngành để đạt được những mục tiêu lớn.
 
Đáp lại sự tin tưởng của người đứng đầu ngành GD-ĐT, nhiều NGND, NGƯT đã chia sẻ những khó khăn buổi ban đầu cũng như tâm huyết với nghề cao quý mà họ đang cống hiến.
 
Thầy Cao Xuân Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - Nam Định, cho biết ông vào ngành từ năm 1985, khi đất nước còn rất khó khăn, giáo viên phải xoay xở đủ nghề để kiếm sống. Giữa lúc khó khăn, đôi khi nản lòng nhưng thấy được sự khát khao học tập của học sinh (HS), thầy lại dành trọn thời gian, tâm lực, trí lực cho việc dạy. Thầy Hùng tâm sự: “Tôi luôn coi sự thành công của HS là sự thành đạt của chính mình”.
 
Thầy Đặng Quang Việt, Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Bắc, nhớ lại: Năm 1981, sau khi tốt nghiệp ĐH, ông về công tác tại Trường CĐ Sư phạm Tây Bắc. Mùa đông, không chỉ ăn đói mặc rét mà cách ứng xử với giáo viên trẻ của một số lãnh đạo lúc ấy đã khiến nhiều người nản lòng. Dù vậy, được làm việc với những thầy cô nhân hậu, những HS chân thành, thầy Việt quyết tâm ở lại với núi rừng Tây Bắc, dù có những hôm phải nhịn đói lên lớp.
 
Gần 30 năm gắn bó với vùng cao, hàng ngàn HS đã được thầy Việt đào tạo nên người. Trong đó, nhiều người đã trở thành lãnh đạo giỏi.
 
GS-TS Trần Hữu Luyến, Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ngườivừa được phong tặng danh hiệu NGND năm 2010, sinh ra trong một gia đình có truyền thống dạy học. Với ông, dạy học là nghề vô cùng cao quý.
 
Dù đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp giáo dục, hàng chục ngàn sinh viên đã ra trường nhưng thầy Luyến vẫn cảm thấy mình đóng góp chưa nhiều. “Nếu trời cho tôi một cuộc đời nữa, tôi vẫn nguyện được làm thầy giáo để cố gắng có thêm đóng góp, dù ít ỏi, cho ngành giáo dục, cho xã hội” – thầy Luyến tâm sự.
 
                                                                                          Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục