Đề án phát triển trường chuyên không chỉ vấp phải sự phản ứng về cách đầu tư mà không ít mục tiêu cũng gây ra nhiều lo lắng cho các trường

Một nội dung quan trọng được rất nhiều người quan tâm trong đề án phát triển trường chuyên mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành là việc triển khai dạy học bằng tiếng Anh. Trước tiên sẽ dạy một số môn học chuyên tự nhiên bằng tiếng Anh như toán, lý, hóa, sinh và tin học..., sau đó sẽ mở rộng dần đến các môn khoa học xã hội. Trước mắt, trong năm học 2010 - 2011 sẽ triển khai dạy và học toán, tin bằng tiếng Anh.

Học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) trong một giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Không thể làm ngay lập tức
 
Theo Thứ trưởng Bộ GĐ-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, việc dạy và học ngoại ngữ trong trường học, trong đó có cả các trường chuyên, hiện còn yếu. Học sinh đi thi Olympic quốc tế thường gặp khó khăn về giao tiếp cũng như khó khăn khi làm bài. Vì vậy, nếu không có ngoại ngữ tốt, rất khó để có thể tiếp cận những tri thức mới.
  
Nhưng để triển khai dạy và học toán, tin bằng tiếng Anh trong năm học 2010 – 2011 thì với trường chuyên tại những TP lớn cũng đã gặp khó khăn chứ chưa nói đến trường chuyên các tỉnh. Hiệu trưởng một trường THPT chuyên ở ĐBSCL cho biết trường hiện có 39 giáo viên, dạy hơn 400 học sinh. Trước những yêu cầu về ngoại ngữ mà đề án đặt ra, vị này khẳng định là giáo viên của trường còn lâu mới có thể đáp ứng được.
 
Ông Bùi Văn Trung, Phó hiệu trưởng Trường chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình, cũng cho biết số học sinh có trình độ ngoại ngữ của trường không nhiều, yêu cầu về ngoại ngữ đối với giáo viên cũng là vấn đề nan giải. Muốn giáo viên đủ trình độ thì phải có sự đầu tư dài hơi chứ không thể ngay lập tức mà làm được.
 
Lò luyện “thợ” giải toán
 
Mục tiêu đề án phát triển trường chuyên đặt ra là có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội Các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành; khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp THPT được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao...
 
Tính đến đầu năm 2010, cả nước có khoảng gần 50.000 học sinh trường chuyên. Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh trường chuyên đều thực sự giỏi. Nhiều giáo viên cho biết, cách tuyển học sinh chuyên lâu nay mới chỉ là kiểm tra kiến thức kỹ năng cơ bản chứ chưa đánh giá, kiểm tra năng khiếu qua trắc nghiệm chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo.
 
Theo phân tích của một giáo viên ĐH Quốc gia Hà Nội, các lớp luyện toán hiện nay đang biến học sinh thành “thợ” giải toán. Vì thế, nhiều học sinh trung bình chỉ cần chăm chỉ là có thể đậu vào trường chuyên nhờ đã giải quyết được những dạng toán khó do ôn luyện nhiều. Thực tế từ nhiều năm nay, nhiều phụ huynh cố cho con vào học trường chuyên để có được một môi trường học tập tốt chuẩn bị cho việc thi ĐH hoặc du học nước ngoài hơn là để phát triển năng khiếu.
 
                                                                                            Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục