Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo quy định về điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để lấy ý kiến đóng góp.

 


  

Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (KĐCL), Bộ GD-ĐT cho biết: dự thảo này ra đời sau khi Bộ có quyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020.

Theo Đề án này, đến đến hết năm 2012, có ít nhất 3 tổ chức KĐCL giáo dục của Nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động. Giai đoạn 2016-2020, cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập các tổ chức KĐCL giáo dục.

Theo dự thảo, các tổ chức KĐCL giáo dục sẽ do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thành lập hoặc cho phép thành lập. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, có tên riêng, tài khoản và con dấu riêng, có trụ sở giao dịch ổn định. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nộp hồ sơ cho Bộ GD-ĐT.

Ở Hoa Kỳ, tất cả các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đều không thuộc Nhà nước. Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của các nước trong khu vực đi vào hoạt động trong 20 năm gần đây đều do Nhà nước thành lập.

Ông Phạm Xuân Thanh cho biết số lượng những người làm trong ngành giáo dục được đào tạo chính quy về kiểm định chất lượng ở nước ngoài đếm trên đầu ngón tay. Đến năm 2002, cả nước mới có khoảng 12 người được đào tạo bậc thạc sĩ về đo lường và đánh giá ở nước ngoài. Đến nay, con số này có thể tăng lên nhưng so với nhu cầu sắp tới thì còn thiếu trầm trọng.

Viện đảm bảo chất lượng giáo dục (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng có đào tạo thạc sĩ chuyên ngành đo lường và đánh giá trong giáo dục, nhưng cho tới nay cũng mới có khoảng 2 khoá tốt nghiệp.

Được biết, mục tiêu Bộ GD-ĐT đề ra trong các năm 2013-2020 là mỗi năm đào tạo 200 chuyên gia đánh giá ngoài.

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục