Chi phí đào tạo bình quân cho một học sinh, sinh viên trong năm 2011 sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó, TCCN tăng 30%, ĐH tăng 19% và CĐ tăng 17%

 

Sau 10 năm “tăng trưởng nóng” với chỉ tiêu (CT) tuyển mới ĐH, CĐ hệ chính quy lên đến 12%/năm, năm  2011, con số này sẽ dừng lại ở mức 6,5%. Đây là khẳng định của Bộ GD-ĐT tại hội nghị về kế hoạch tài chính ngân sách năm 2011 vừa tổ chức ngày 25-12 ở Hà Nội.

 
Tăng đào tạo theo địa chỉ
 
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết theo đề xuất của các trường, năm 2011, CT tuyển mới hệ chính quy của các trường ĐH, CĐ thuộc Bộ GD-ĐT là 150.000. Trong đó, bậc ĐH là 132.000 CT (năm 2010 là 123.750, đã tuyển được 118.570 CT), bậc CĐ 18.000 CT (năm 2010 là 14.550, tuyển được 138.300 CT).
 
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng cho biết việc giao CT tuyển sinh sẽ được ưu tiên tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
 
Bên cạnh đó, các trường đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ cho các KCN, khu kinh tế trọng điểm, đào tạo bác sĩ, dược sĩ cho các địa phương, đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học và giáo viên những bộ môn còn thiếu cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc, vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; đào tạo cán bộ nông - lâm - ngư, theo hợp đồng của địa phương, doanh nghiệp, cũng được ưu tiên tăng thêm CT.
 
Với hệ vừa học vừa làm, liên thông, văn bằng hai, CT sẽ được xác định theo tỉ lệ chung bằng 60% CT chính quy, ước khoảng 100.000. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề, một số trường tự chủ tài chính, chỉ tiêu hệ này có thể sẽ được tăng thêm. CT tuyển mới hệ đào tạo từ xa cũng sẽ tăng 10% với 74.000 CT do một số trường được bộ cho phép mở thêm ngành mới trong đào tạo từ xa.
 
Đối với hệ trung cấp chuyên nghiệp, trong mùa tuyển sinh 2011, CT tuyển mới tăng 10%, ước tính khoảng 19.000 CT, tập trung chủ yếu đào tạo sư phạm mẫu giáo, điều dưỡng, dược, luật, nông - lâm nghiệp.
 
Năm 2011, Bộ GD-ĐT dự kiến tuyển mới đào tạo 1.050 tiến sĩ, 22.000 thạc sĩ, tăng 20% so với năm 2010; đào tạo chuyên khoa cấp 1, cấp 2, bác sĩ nội trú khoảng 1.250 CT, tăng 10% so với năm 2010.
 
Chi ngân sách tăng 2,9%
 
Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ GD-ĐT, cho biết dự toán chi ngân sách của ngành trong năm 2011 tăng 2,9% so với 2010, đạt khoảng 5.082 tỉ đồng.
 
Theo ông Ngữ, cùng với mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cấp và mức thu học phí chính quy được tăng theo lộ trình, chi phí đào tạo bình quân cho một học sinh, sinh viên trong năm 2011 sẽ tăng lên đáng kể.
 
Mức tăng cao nhất là đối với đào tạo tiến sĩ, từ 7,09 - 7,59 triệu đồng/năm/học viên lên 10,29 - 12,04 triệu đồng/năm/học viên, tiếp theo là đào tạo thạc sĩ tăng 34%, TCCN tăng 30%, ĐH tăng 19% và cuối cùng là CĐ tăng 17%. Mức tăng này là khá cao, tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường cho rằng vẫn chưa hợp lý so với mặt bằng giá hiện nay.
 
Trước sự phàn nàn của các trường, ông Nguyễn Văn Ngữ cho biết ngân sách Nhà nước trước hết phải bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên cho các trường phổ thông dân tộc, dự bị ĐH dân tộc, bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên cho các trường ĐH, CĐ những khối sư phạm, văn hóa- thể thao, nông - lâm - ngư, công nghệ - kỹ thuật. Còn các trường ĐH khối kinh tế - tài chính tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên....
 
Theo tính toán của Bộ GD-ĐT, trong gần 1.766 tỉ đồng dự kiến chi cho đào tạo học sinh, sinh viên THCN, dạy nghề, CĐ, ĐH và sau ĐH, chỉ riêng khoản chi bù học phí cho các trường sư phạm năm 2011 đã là 249,79 tỉ đồng.
 
Đó là chưa kể đến phần bộ phải gánh cho các trường để cấp bù học bổng chính sách và tiền trợ cấp cho sinh viên học tại các trường dự bị dân tộc được chuyển sang học các trường ĐH, CĐ...
 
 
 
                                                                                       Theo NLĐ
 
 

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục