Từ một học sinh khá, nhanh nhẹn, cháu Trà - con trai vợ chồng chị Hoài ngày càng trở nên ít nói, ít phát biểu và lực học ngày càng kém đi. Chẳng tìm hiểu nguyên nhân, anh chị lại được đà “đay nghiến” con.

Kiệm lời khen con

Vợ chồng chị Hoài (ngụ ở P.8, Q.5, TP.HCM) thống nhất được tiếng nói chung trong cách giáo dục là không bao giờ khen con. Họ lo lắng rằng khi khen sẽ làm con tự mãn nên bất cứ lúc nào vợ chồng cũng chỉ dành cho con lời chê. Tất cả những việc con làm từ học hành, ăn uống, ứng xử… dù hoàn toàn bình thường hoặc có hoàn thành tốt, họ vẫn tìm cho bằng được mặt chưa được để chê.

Có lần, thấy con đưa tập khoe được điểm 10 môn Toán, chị Hoài định khen con giỏi nhưng chị  ngăn mình lại, chuyển giọng: “Chắc là cô thương cho điểm 10 chứ bài làm còn dở quá, chữ lại xấu”. Đang cười vui, nghe chị nói vậy, cháu Trà mặt tiu ngỉu.
 
Làm gì cũng bị cha mẹ chê bai, càng ngày cháu Trà càng thay đổi tính cách. Đến lớp cháu ngại nói chuyện, không hào hứng phát biểu trong học tập. Lực học của cháu ngày càng kém thấy rõ. Không những vậy, cháu ngày càng mất tự tin, thụ động trong mọi việc vì cho rằng mình làm gì cũng hỏng. Vợ chồng chị Hoài không biết nguyên nhân, thấy con kém lại càng hay mắng con.
 
“Ngấm” lời chê của bố mẹ nên từ một học sinh giỏi, Ng.T., học sinh lớp 11, ngày càng tuột dốc. Khi học lớp 9, T. đạt học sinh giỏi môn Anh văn, sang lớp 10, thầy cô động viên T. tiếp tục tham gia các cuộc thi nhưng cậu học trò từ chối, khẳng định là mình không xứng đáng và cũng chỉ sợ làm mọi người thất vọng.
 
Chẳng ai hiểu được lý do, chỉ T. biết cảm nhận được nếu cậu thi đỗ cũng sẽ chẳng làm bố mẹ vừa lòng mà nếu trượt, cậu sẽ không chịu nổi những lời bới móc, dè bỉu của họ. Năm trước, T. đạt học sinh giỏi bố mẹ T. không động viên lấy một câu, bố T. còn không tiếng lời chê: “Mày đừng tưởng vậy là giỏi rồi. Có mà đi xách dép cho anh Thắng con nhà bác Tiến” (anh họ T. là sinh viên trường đại học Y).

Hàng ngày, cứ ngồi vào bàn học là T. nghe bố mẹ “ca” điệp khúc dạy con bằng những bài chê bai rất nặng nề: “Mày kém như vậy không chịu học hành cho tử tế sau này chỉ có nước đi ăn mày” hoặc “Học hành kiểu gì, chờ xem có đỗ nổi đại học không rồi mới biết?”.

Chị Hoa, mẹ cháu T., còn khoe với đồng nghiệp: “Muốn con cố gắng thì phải chê thật nhiều” mà không nhận ra con mình đang yếu đi, lại thêm tâm lý chán nản, không còn muốn phát huy năng lực vì biết rằng mình cố gắng đến mấy đến mấy cũng sẽ bị óố mẹ chê.

Chê bai làm con kém đi

Quan niệm “thương cho roi cho vọt...” nên không ít ông bố mà mẹ cho rằng cứ phải thật khắt khe, chê bai thì con mới cố gắng, đạt được những thành tích tốt. Họ không nhìn vào điểm tốt để động viên con phát huy mà chỉ “săm soi” vào điểm yếu của con để bắt bẻ, chê bai với suy nghĩ như vậy điểm yếu của con sẽ được khắc phụ. Kèm theo đó nhiều ông bố bà thường đưa ra những tấm gương xuất sắc để dè bỉu, chê con kém mà không biết như vậy đang làm tổn thương con.

Thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng không ít ông bố bà mẹ rất kiệm lời khen mà thường chỉ nhìn vào điểm yếu của con với mục đích để mong con tốt hơn.

Tuy nhiên nếu các ông bố bà mẹ quá lạm dụng việc bai con thì đã vô tình gây ra tác dụng ngược. “Bị chê quá nhiều sẽ làm cho trẻ sẽ buồn chán và có suy nghĩ về bản thân rằng mình cái gì cũng yếu kém, chẳng làm được gì tốt. Nếu chê bai trẻ quá nhiều sẽ làm trẻ đánh mất dần sự tự tin ở bản thân, không còn muốn cố gắng”, ThS. Vy nhấn mạnh.

Chính vì thế, các ông bố mà mẹ phải cân nhắc mỗi khi lên tiếng chê bai con cái vì có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Khi con sai, cần phải nhẹ nhàng phân tích những điểm con chưa hoàn thành tốt và cùng tìm hướng khắc phục cho con. Bên cạnh đó, cũng cần biết tuyên dương, khen ngợi khi con đạt được một kết quả trong học tập hay một việc làm tốt nào đó theo hướng tạo động lực để con không ngừng cố gắng.
 
                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục