Công trình trường mầm non xã Hợp Thanh khởi công từ tháng 9/2009, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Công trình trường mầm non xã Hợp Thanh khởi công từ tháng 9/2009, đến nay vẫn chưa hoàn thành.

(HBĐT) - Năm học 2010 - 2011, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có 286 trẻ ra lớp, chia làm 10 nhóm trẻ và 7 lớp mẫu giáo. Trong đó, trẻ mẫu giáo có 172 em, đạt tỷ lệ 100%, nhà trẻ có 114 em, đạt tỷ lệ gần 90%. Tuy nhiên, đã 10 năm nay kể từ ngày chia tách bậc học mầm non, cô và trẻ ở trường vẫn phải học trong những phòng học tạm bợ hoặc học nhờ nhà văn hóa thôn.

 

Chúng tôi đến thăm chi Cáp - một trong những chi trung tâm của trường. ở đây có 1 nhóm trẻ và 2 lớp mẫu giáo cùng được dồn chung vào nhà văn hóa thôn. Các lớp học chỉ cách nhau bức vách ngăn tạm bợ. Cô giáo Bạch Thị Quyết, Hiệu trưởng nhà trường giải thích: Do lớp học mượn của nhà văn hóa nên vách ngăn không thể làm kiên cố, cứ khi nào thôn có buổi sinh hoạt là các cháu lại phải nghỉ học và ba bức vách trong phòng phải tháo ra để trả hội trường cho thôn. Trường mầm non Hợp Thanh có 7 chi lẻ, ngoài 2 chi Gạo và Dẻ Cau đã có lớp học kiên cố nhờ nguồn vốn 135, còn lại 4 chi vẫn phải học nhờ nhà văn hóa thôn và 1 chi có lớp học tạm.

Sự tạm bợ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy cũng như học tập của các em. Cô giáo Phạm Thị Minh, Hiệu phó nhà trường cho biết: Không có được một lớp học riêng biệt, cả cô và trò ở đây đều thiệt thòi. Trước hết, các em không có được một môi trường giáo dục đúng nghĩa bởi lớp học  không được trang trí, các lớp học đều phải phụ thuộc vào lịch sinh hoạt của thôn, cứ khi nào thôn hội họp là các em lại phải nghỉ.

Tại một số thôn, phụ huynh yêu cầu được cho con ăn bán trú nhưng nhà trường không thể thực hiện được do phải học nhờ, thôn không cho xây dựng bếp ăn ở nhà văn hoá. Song, khó khăn hơn cả là học ghép lớp do thiếu phòng học. Cô Quyết cho biết: Nhà trường nhận đón trẻ từ 1 - 5 tuổi. Ngoài trẻ 5 tuổi được tách riêng để học chữ còn lại trẻ từ 1 - 3 tuổi và từ 3 - 4 tuổi đều phải học vào lớp ghép.  Vì vậy, nhiều lớp đông, không đủ phòng học và giáo viên đứng lớp, trường lại phải tách ra làm hai nhóm trẻ. Ngay như tại chi Cáp, lớp ghép từ 1 - 3 tuổi có 36 cháu, không đủ phòng, nhà trường tách thành hai nhóm, nhóm này học, nhóm khác giải lao và ngược lại.

Việc thiếu phòng học không chỉ gây quá tải tại các lớp ghép mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học. Cô Trương Thị Thanh,  Hiệu phó có 10 năm gắn bó với trường tâm sự: Vì chung bức vách nên hầu như lớp bên này học gì lớp bên kia nghe thấy hết, thậm chí vào một giờ học, hai lớp cãi nhau vì trong khi lớp 3 - 4 tuổi đang đọc thơ, lớp nhà trẻ lại có tiếng khóc hoặc giờ học của lớp mẫu giáo lại phá mất giấc ngủ của lớp nhà trẻ... Không có trường học riêng biệt cũng ảnh hưởng nhiều đến những cô giáo trong trường khi lớp học nằm rải rác 7 bản cách nhau hàng km đường rừng, trong khi nhà Hiệu bộ lại ở ngay trụ sở UBND xã Hợp Thanh. Từ nộp kế hoạch hàng tuần, chia thực phẩm cho các chi hay bất cứ công việc gì đột xuất phải đi ra phòng Hiệu bộ cũng mất vài tiếng, có khi cả buổi sáng nếu như trời mưa. 

Tháng 9/2009, từ nguồn vốn kiên cố hoá của ngành giáo dục, nhà trường được hỗ trợ đầu tư xây trường với quy mô 2 tầng, 8 phòng học. Tổng nguồn kinh phí đầu tư hơn 1, 3 tỷ đồng. Kế hoạch thi công sẽ bàn giao vào tháng 9/2010. Theo tính toán, khi công trình hoàn thành, nhà trường tập trung chuyển 4 chi lẻ (khoảng 175 cháu) đang học tại các nhà văn hoá thôn về chi chính, chấm dứt tình trạng học nhờ và học lớp ghép. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thực tế công trình này mới hoàn thành được phần móng, tường tầng 1, chưa đổ trần. Công trình bị đắp chiếu đã gần nửa năm nay mà chưa thấy nhà thầu tiếp tục thi công. Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hợp Thanh cho biết: Nằm trong ban giám sát công trình, nhiều lần xã đề nghị nhà thầu, các cấp lãnh đạo huyện sớm hoàn thành công trình để bàn giao cho nhà trường khẩn trương đi vào hoạt động. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có chuyển biến gì.

 

Đến nay, công trình trường mầm non Hợp Thanh vẫn chỉ là những dãy nhà dang dở, um tùm cây bụi, cỏ dại. Trong khi các cô giáo ở đây vẫn hàng ngày vượt từ 3 - 4 km đường rừng để đến với trẻ nhỏ. Cảnh học nhờ, học tạm đến bao giờ mới thực sự chấm dứt? 

 

                                                                                                P.V

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục