Trong bảng giá thực phẩm ở Trường mầm non 20-10, Q. Hải Châu, Đà Nẵng, hầu hết giá các loại thực phẩm đều tăng.

Trong bảng giá thực phẩm ở Trường mầm non 20-10, Q. Hải Châu, Đà Nẵng, hầu hết giá các loại thực phẩm đều tăng.

Trong khi giá cả lương thực, thực phẩm tăng vùn vụt, các trường mẫu giáo, tiểu học có học sinh bán trú phải tìm đủ cách lo để đảm bảo dinh dưỡng cho các bữa ăn ở trường cho trẻ khi vẫn cố kiềm, chưa tăng thu tiền ăn.

 

Tiết kiệm mọi khoản để giảm chi tiêu

Trong thực đơn bữa ăn cho trẻ ngày 6/4 tại bếp ăn của Trường mầm non 20-10, Q. Hải Châu, Đà Nẵng, chúng tôi nhận thấy bữa ăn cho trẻ vẫn có đủ các món thịt, cá, cơm, canh... Từ đầu năm học (tháng 9/2010) đến nay, giá cả lương thực, thực phẩm, đã tăng giá nhiều lần nhưng trường vẫn chưa tăng thu tiền ăn.

Tại Trường tiểu học Trần Văn Ơn, bữa ăn cho học sinh bán trú cũng phải giảm lượng thức ăn xuống để kiềm tăng thu tiền ăn. Thầy Đặng Nhứt, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Trường phải tìm đủ cách lo đảm bảo vừa đủ chất trong bữa ăn cho trẻ khi đã giảm lượng vì từ đầu năm đến nay phía cung ứng lương thực, thực phẩm cho trường đã 3 lần tăng giá các loại.

Giảm lượng thức ăn, đồng thời chúng tôi cũng giáo dục học sinh tiết kiệm, không để thừa mứa thức ăn, gây lãng phí. Thực đơn bữa xế của các cháu cũng thay đổi. Trước đây, bữa xế cho các em một tuần có 3 lần, các em được uống sữa. Nhưng nay chỉ có 1 lần/tuần, các bữa khác thay bằng cháo, súp, trái cây..., chi phí “mềm” hơn mà vẫn đủ chất".

Rục rịch kế hoạch tăng thu

Trong khi hầu hết các trường đều chưa tăng thu, một số trường vì không thể “cố kiềm” đã thỏa thuận và thống nhất tăng thu tiền ăn cho bé ở trường. Cụ thể như Trường mầm non Ánh Hồng (Q. Hải Châu), một phụ huynh cho biết: phí tiền ăn cho cháu ở trường đã tăng từ 17.500 đồng lên 21.000 đồng/ngày từ đầu tháng 4 này.

Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Hồng Phấn, hiệu trưởng trường mầm non 20-10, cũng cho biết đầu năm học tới sẽ tổ chức họp phụ huynh, để cùng thỏa thuận về tăng thu tiền ăn và một số khoản phụ phí do giá cả tăng cao. Cô Phấn cho biết: Chúng tôi tin là phụ huynh sẽ hiểu được cái khó bất khả kháng và cùng nhà trường thống nhất mức tăng hợp lý nhất.

Nhiều trường mầm non ở Đà Nẵng đề̀u có kế hoạch tăng thu tiền ăn cho trẻ trong năm học tới.

Khó khăn hơn cả là các trường mầm non tại các vùng ngoại thành khi hầu hết trẻ đến trường là con em người dân có thu nhập thấp. Cô Nguyễn Thị Lệ, hiệu trưởng trường mầm non 1-6 (phường Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu), đắn đo: “Trường có 3 cơ sở, trong đó, có 2 cơ sở đặt tại Đà Sơn và cơ sở gần chợ Hòa Khánh, có tổ chức bán trú cho các cháu. Mấy tháng nay, trường cũng khó khăn bộn bề để lo bữa ăn đủ dinh dưỡng cho các cháu khi vẫn giữ nguyên mức thu tiền ăn trong thời “bão giá”. Hai cơ sở tổ chức bán trú nhưng chỉ có 1 bếp ăn để tiết kiệm tối đa trang bị cơ sở vật chất và cũng phần nào tiết kiệm tiền điện, nước, phụ phí dùng trong bếp ăn".

"Năm học tới, trường cũng có kế hoạch tăng thu nhưng nói thật kiểu này thì số học sinh đến trường và số đăng ký ăn trưa tại trường chắc chắn sẽ giảm. Do hầu hết phụ huynh các cháu là dân nghèo vùng ven, lao động thu nhập thấp. Năm học 2008-2009, cơ sở ở Đà Sơn có 75 em, năm 2009- 2010, còn 62 em và đến 2010- 2011 chỉ còn 50 em bán trú. Nhiều phụ huynh quá khó khăn, không đăng ký bữa ăn trưa cho cháu. Cứ sáng đưa cháu đến trường, trưa đón cháu về nhà ăn cùng gia đình, nhà có chi ăn nấy, rồi đầu giờ chiều lạ đưa con đến gửi ở trường để đi làm" - cô Lệ cho hay.

"Nắng nôi, vất vả, nhiều khi đi qua khu dân cư, thấy các cháu chơi bời giữa trưa nắng ngoài đường, thương lắm. Mà học phí ở trường mọi khoản đều đã giảm tối đa. Tổng thu tất cả các khoản, kể cả tiền ăn mỗi cháu chưa đến 500.000 đồng, chỉ hơn một nửa mức thu các trường trong trung tâm thành phố. Tăng thu là chuyện bất khả kháng trong thời buổi vật giá tất thảy đều tăng và cũng là điều bất đắt dĩ...".

                                                                                    Theo DanTri

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục