Các lớp dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ lớp lá, thậm chí là lớp mầm, đang mọc lên xung quanh nhiều trường tiểu học và trường mẫu giáo ở TPHCM

 

Cách cổng Trường Tiểu học Đại Thành (quận 11 - TPHCM) không xa, cứ đêm xuống là nhiều phụ huynh lại chở con đến ngôi nhà nhỏ, chật chội để học trước chương trình lớp 1. Đám trẻ chen nhau ngồi quanh 2 chiếc bàn tròn, cặm cụi viết. Chị Như Lan, một bà mẹ có con theo học, cho biết cô giáo này đã về hưu nhưng có nhiều kinh nghiệm dạy chương trình lớp 1.

Lo con theo không kịp (?)

Gần lớp học của cô giáo này là lớp luyện viết chữ được mở hơn một năm nay. Buổi chiều sau giờ tan học, khoảng 20 em nhỏ lại kéo nhau đến đây luyện viết. Xe cộ qua lại khá ồn nên ít em nào chịu tập trung học, phải chờ thầy giáo nhắc liên tục mới chịu chú ý vào cuốn tập. Bàn học khá cao nên nhiều em phải cố gắng mới viết được.

Bé Minh Vy đang học ở một trường mẫu giáo tại quận Gò Vấp. Mẹ của bé bộc bạch: “Nghe nhiều người bảo học toán và tập viết ở lớp 1 rất khó, nếu không cho con học trước thì không thể theo kịp bạn bè nên tôi phải cho cháu đi học cả toán lẫn tập viết”. Bé Vy đã học xong cuốn tập viết tập 1 và đang học tập viết tập 2. Mẹ bé Vy tự tin khi vào lớp 1, bé sẽ không sợ khó nữa.

Khi học ở trường tiểu học, học sinh được giáo viên chỉnh tư thế ngồi viết sao cho đúng.

Trong ảnh: Một tiết học tại Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương, quận 10-TPHCM
 
Nỗi lo của các bậc cha mẹ về việc con không theo kịp bạn bè khi vào lớp 1 không phải là không có cơ sở. Anh Thanh Tùng, cha của một học sinh lớp 1, cho biết do không được học trước chương trình nên Tuấn Anh, con trai của anh, từ khi vào lớp 1 luôn tỏ ra sợ sệt. Gần học xong lớp 1 mà cô giáo cứ phàn nàn cháu đọc không tốt. “Vậy là sau buổi học ở trường, tôi phải cho cháu đi học thêm vào buổi tối tại nhà cô giáo. Hè này, tôi sẽ cho cháu học trước chương trình lớp 2 may ra theo kịp bạn bè khi vào năm học mới”- anh Tùng bộc bạch.

Nhà trường cũng… ngán

Ông Nguyễn Tấn Nghiệp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình, cho biết tình trạng cha mẹ cho con học trước lớp 1 năm nào cũng diễn ra. Cũng vì số trẻ học trước nhiều mà vào năm học, trường phải tăng cường quản lý, kiểm tra để tránh tình trạng cô giáo dạy lướt cho các trẻ đã biết sẽ gây thiệt thòi cho các trẻ học đúng tiến độ.
Trẻ phải được tiếp thu bài học đúng độ tuổi mới hiệu quả. Nhiều trẻ đã biết trước chương trình nên khi vào lớp tỏ ra mất tập trung, điều này dễ tạo thói quen khiến trẻ lười hoặc chán học. “Nhiều bậc cha mẹ lo trẻ không theo kịp lớp 1 nhưng theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD – ĐT cho trẻ lớp 1 thì yêu cầu rất đơn giản. Ở học kỳ đầu, đối với toán học, các em chỉ cần tính nhẩm từ 1 đến 10; đối với tập viết chỉ yêu cầu trẻ tập đọc và chép chữ cái từ sách hoặc bảng”- một chuyên gia giáo dục mầm non phân tích.

Tại Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương, quận 10, cứ đầu năm học là giáo viên rất khổ vì số học sinh học trước chương trình. Bên cạnh ổn định lớp, giúp trẻ tập trung vào bài vở, giáo viên còn rất vất vả để chỉnh tư thế các em ngồi viết sao cho đúng, do khi học trước ở các lớp dạy thêm các em không được điều chỉnh tư thế và cũng không có điều kiện ngồi bàn đúng kích cỡ...

Cho trẻ làm quen trường tiểu học

Để tránh tình trạng cha mẹ cho con học trước lớp 1, nhiều trường mầm non ở TPHCM đã tổ chức cho trẻ tham quan trường tiểu học hoặc mời giáo viên từ trường tiểu học đến tư vấn cho cha mẹ.
Bà Tăng Lang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa My 2, quận 5, cho biết khi học ở mẫu giáo, trẻ đã được làm quen với chữ cái, con số. Khi mới vào lớp 1, chương trình không khác mẫu giáo là mấy.
Anh Thanh Hùng, có con đang học tại Trường Mầm non Hải Yến, quận 3, cho biết con của anh không cần phải học thêm vì ở trường mầm non đã được làm quen với con số và chữ cái.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục