Túi tiền eo hẹp, lại phải gánh thêm những đợt tăng giá điện, nước của chủ trọ, nhiều sinh viên học tại Hà Nội đang lao đao xoay xở chi tiêu tiết kiệm.

 

Lên Hà Nội chưa được một thời gian, Bùi Thị Linh thấm thía cảnh chật vật kiếm sống nơi thành thị. Cô gái 18 tuổi với nước da rám nắng, dáng vẻ chân chất này trông như già hơn bạn bè cùng trang lứa. Linh là con thứ ba của một gia đình nông dân ở huyện miền núi nghèo Lương Sơn, Hòa Bình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Linh phải tự lập vừa học vừa kiếm tiền đỡ đần gia đình.

Hiện tại Linh đang trọ cùng chị gái ở Nam Thăng Long, cách trường hơn 15km. Căn phòng hai chị em Linh ở rộng hơn 10m2, cùng với hai phòng trọ khác nằm trong nhà của chủ. Chiếc giường đôi chiếm hầu hết diện tích phòng, chỉ còn chừa hai lối đi nhỏ, không đủ kê một cái bàn học. 750.000 đồng/tháng là số tiền phòng hai chị em phải trả. Cái giá ấy không hẳn đã đắt so với nhiều nhà trọ khác, nhưng  tiền điện và nước ở đây lại quá cao đối với Linh.

Mỗi tháng chị em Linh phải trả cố định 140.000 đồng tiền nước, 120.000 đồng tiền điện. Một nghịch lý mà Linh, cũng như nhiều người thuê trọ khác đang gánh chịu là phải dùng chung công tơ điện, nước với nhà chủ.

Trong giới hạn 140.000 đồng, chị em Linh không được sử dụng bàn là, máy tính, hay những thiết bị tốn điện tương tự, theo lời nhắc nhở của chủ nhà. Phòng nào dùng máy vi tính, chủ nhà sẽ thu thêm 60.000 đồng/máy. Trong khi đó, một  bạn của Linh (trọ ở Cầu Diễn, Từ Liêm) sử dụng một máy tính để bàn, một máy xách tay thường xuyên nhưng cũng chỉ tốn khoảng hơn 50 số điện, 9 khối nước/tháng.
 

Quạt tay để tiết kiệm điện. (Ảnh: Vũ Quỳnh)

Trang, sinh viên khoa Báo mạng, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngành học đặc thù thường xuyên phải sử dụng máy tính và mạng Internet nhưng Trang cũng chỉ dám dùng ở các cửa hàng Internet công cộng hay tại trường.

Với Trang việc sắm một chiếc máy tính đã khó, cộng với giá điện ở phòng trọ lại còn khó khăn hơn. Xóm trọ của Trang đợt vừa rồi cũng đã tăng giá điện từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/số, với lý do của chủ nhà “lạm phát cái gì cũng phải tăng”. Nước sinh hoạt hàng ngày cũng phải đóng lên 60.000 đồng mỗi người. Chưa kể, các khoản khác Trang phải đóng như tiền vệ sinh, an ninh xóm…

Cơn sốt tăng giá điện, nước đang làm nóng nhiều diễn đàn của sinh viên, nhiều bạn, không dừng lại ở việc than thở, đã đề ra giải pháp đậm chất sinh viên như cắt giảm chi tiêu. "Trước ăn cơm bụi 25k giờ xuống 20k, không đi xe máy nữa mà đi xe buýt, mang laptop đến trường cả ngày cho đỡ tốn điện, trước tắm một lần/ngày, giờ ba ngày tắm một lần cho đỡ tốn nước” - Mr. D than thở trên diễn đàn sinhvienluat.

Trước thói quen thức khuya dậy muộn của sinh viên, bạn Khiết_k35 cũng trên diễn đàn sinhvienluat gợi ý “sáng học tối ngủ cho đỡ tốn điện”.

Việc chủ trọ tăng tiền cũng là điều dễ hiểu khi Nhà nước đang có sự điều chỉnh giá điện. Tuy nhiên, nhiều nhà chủ lại quá đà, lợi dụng việc tăng giá để “tát nước theo mưa”, ép người thuê vào tình cảnh khốn đốn. Trong khi đó hầu hết người ở trọ là sinh viên có thu nhập thấp hoặc còn sống dựa vào gia đình. Những giải pháp đều dưới hình thức tự xoay xở, còn hầu hết sinh viên im lặng cam chịu tình cảnh này.
 
 
                                                                                      Theo DanTri
 
 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục