Tính đến nay, cả nước chỉ còn khoảng 30 trường CĐ sư phạm địa phương, thế nhưng nhiều trường trong số này đang phải tuyển sinh số ngành ngoài sư phạm cao hơn, thậm chí gấp đôi so với số ngành sư phạm
Cạn nguồn tuyển
Bà Lê Thị Hoa, Phó hiệu trưởng Trường CĐ sư phạm Thừa Thiên-Huế, cho rằng do kinh phí địa phương eo hẹp nên việc hình thành trường CĐ đa ngành sẽ phù hợp hơn, vừa tận dụng được nguồn lực cơ sở vật chất, giảng viên… vừa tăng nguồn tuyển. Theo bà Hoa, việc đổi tên trường thành trường CĐ đa ngành sẽ phù hợp hơn. Mặc dù là trường sư phạm nhưng CĐ sư phạm Thừa Thiên - Huế đang đào tạo số ngành ngoài sư phạm cao gấp đôi số ngành sư phạm.
Trong khoảng 10 năm qua, rất nhiều trường CĐ sư phạm địa phương (như CĐ Sư phạm Bắc Kạn, CĐ Sư phạm Hải Dương, CĐ Sư phạm Vĩnh Phúc, CĐ Sư phạm Bình Định, CĐ Sư phạm Cần Thơ...) đã phải lần lượt chuyển đổi thành CĐ đa ngành. Ngay như Trường CĐ Sư phạm Thừa Thiên-Huế được thành lập từ năm 1976 và hoạt động hiệu quả liên tục nhưng hiện cũng đang chờ duyệt để chuyển đổi tên trường. |
Ông Luật cho biết việc các trường chuyển đổi sang đào tạo đa ngành là giải pháp để khắc phục khó khăn hiện nay. Thậm chí, có địa phương chọn phương án nâng cấp trường CĐ sư phạm thành ĐH đa ngành trong khi trường đó vẫn còn “non”. “Đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ về lâu dài, để đào tạo giáo viên bảo đảm chất lượng thì các trường sư phạm vẫn phải giữ chức năng chính của mình” – ông Luật nhấn mạnh.
Đa ngành để tồn tại
Ngay cả Trường ĐH Sư phạm TPHCM năm nay tuyển sinh 31 ngành thì có đến 12 ngành ngoài sư phạm.
Trong ảnh: Thí sinh thi vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM năm 2010 Ảnh: TẤN THẠNH
Và trong thực tế, các trường sư phạm đang phải “thị trường hóa” theo hướng đào tạo đa ngành để tồn tại.
Theo Báo NLĐ
Nhằm giúp các bạn học sinh học khá giỏi nhưng có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện dự thi ĐH, CĐ năm nay, Báo Thanh Niên sẽ trao 50 suất học bổng Nguyễn Thái Bình (do nhãn hàng Cool Air tài trợ), mỗi suất trị giá 2 triệu đồng, cho những học sinh tốt nghiệp THPT năm 2010, 2011 có học lực tiên tiến, xuất sắc 3 năm liền ở cấp THPT và có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Nhiều người rao bán: “Nhận làm bằng tiến sĩ, thạc sĩ giống thật 100%, có bảng điểm trường ĐH, nhận bằng xong giao đủ tiền, bao công chứng...”. PV đã lần theo nhiều đường dây mua bán bằng giả này.
Với số lượng trường, nhóm lớp tư thục ngoài công lập lên tới hơn 2.000, nhiều cán bộ quản lý cho rằng, nếu siết chặt quản lý các trường tư, nhóm lớp, các trường mầm non (MN) công ở TPHCM và Hà Nội sẽ “vỡ nát” trước áp lực khổng lồ từ số lượng trẻ dôi dư.
Về phường Thạnh Lộc, quận 12, TP Hồ Chí Minh, chúng tôi gặp thầy giáo Nguyễn Thanh Hải đã hơn 65 tuổi đời, một trong những nhà giáo bao năm nay luôn dang rộng vòng tay dạy dỗ trẻ em nghèo mồ côi, cơ nhỡ, tật nguyền. Thầy là một trong những tấm gương điển hình của quận 12 trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
(HBĐT) - Tính đến đầu năm 2011, tỷ lệ CNVC-LĐ có trình độ cao đẳng trở lên trên địa bàn tỉnh đã đạt 45%. Riêng CB-CC cấp tỉnh, huyện có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học đạt 71,5%.
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nước, Báo chí đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương nhằm nhìn nhận đánh giá về những con số cũng như tính hiệu quả của cuộc vận động “Hai không”