Người dân chầu chực xếp hàng từ đêm đến sáng để kiếm suất học cho con cháu tại Trường mầm non Thành Công A - Ảnh: Nam Khánh

Người dân chầu chực xếp hàng từ đêm đến sáng để kiếm suất học cho con cháu tại Trường mầm non Thành Công A - Ảnh: Nam Khánh

Cảnh “xếp cục gạch” giành chỗ mua hàng lại xuất hiện, nhưng là trong lĩnh vực giáo dục. Cảnh chen nhau xếp hàng cả đêm để kiếm một suất vào trường mầm non cho con cháu đã không còn là chuyện lạ trên địa bàn Hà Nội...

Dù cố chen chân xếp hàng từ 21g-22g đêm 30-6 nhưng nhiều phụ huynh vẫn thẫn thờ vì không ghi danh được cho con mình. “Quá khổ!” - đó là tâm sự của phần lớn phụ huynh đứng chầu chực ngoài cổng Trường mầm non Thành Công A (Ba Đình) liên tục hơn 12 giờ. Họ đã đứng ngồi từ chiều 30-6 đến sáng 1-7 để chờ giành được suất học nhà trẻ hoặc mẫu giáo bé cho con cháu mình.

Trắng đêm

Thực tế, việc xếp hàng ghi danh không phải chỉ bắt đầu từ ngày 30-6. Trước đó năm ngày, từ ngày 25-6 đã có một nhóm phụ huynh... tình nguyện đứng ra lập danh sách, thường trực trước cổng trường cả ngày.

Bà Nguyễn Thị Minh Châu (ngụ ở H1 Thành Công) kể: “Nhà gần trường, tôi biết mọi năm phụ huynh vẫn phải xếp hàng dài từ hôm trước để ghi số nên đã chuẩn bị tinh thần tối 30-6 đến “điểm danh”. Nhưng ngày 27-6 cô con dâu hớt hải chạy về bảo mọi người đã lập danh sách hết rồi. Tôi vội vã đến trường, đọc tên, ghi danh thì đã đến số 100, trong khi lớp nhà trẻ chỉ tuyển sinh 70 cháu! Đến 10g sáng 30-6, nghe thông tin danh sách cũ bị hủy, tôi lại hộc tốc chạy ra đăng ký mới. Tôi 59 tuổi, chồng tôi 60 tuổi, chầu chực suốt ngày đêm, lúc nào cũng sẵn sàng vì sợ “điểm danh” sót”.

Cả nhà bà Châu dồn sức giành suất học cho cháu nội là vì mức học phí tại trường tư lên đến 2,3 triệu đồng/tháng, trong khi lương bán hàng siêu thị của người mẹ trẻ chưa đầy 2 triệu đồng/tháng.

Theo nhiều phụ huynh, việc ghi danh kéo dài gần một tuần qua gây mệt mỏi, ức chế, thậm chí đã dẫn đến xô xát giữa chính những người chờ đợi. Ngày 27-6, khi danh sách lập cho khối nhà trẻ đã lên đến hơn 100 người, có phụ huynh bức xúc chạy đến yêu cầu giải tán vì con em họ chưa kịp ghi danh.

Căng thẳng, cãi cọ, xô xát đã xảy ra ngay cổng trường khiến ban tuyển sinh phải dán thông báo: “Nhà trường không chấp nhận những danh sách xếp hàng trước ngày 1-7-2011”. Tuy nhiên, bất chấp thông báo này, việc xếp hàng chầu chực bên ngoài vẫn tiếp tục tấp nập suốt mấy ngày qua.

10g sáng 1-7, khi công tác phát hồ sơ tại Trường mầm non Thành Công A đã tới giờ chốt sổ, nhưng ông Đỗ Trung Điều (77 tuổi, Thành Công) vẫn không hết bần thần: “Thấy nhà trường dán thông báo rất rõ ràng đến ngày 1-7 mới phát hồ sơ nên tôi đinh ninh 12g đêm sẽ chạy qua đây xếp hàng. Nghe mọi người đồn đoán nhiều, tôi cẩn thận đi sớm hơn, 21g đã có mặt tại trường nhưng xung quanh đông nghịt người rồi, lượt mình chỉ số 95”.

Hi vọng mong manh nhưng ông Điều vẫn cố chen chân trực chờ cả đêm ngoài trời. Có người ghi danh chạy về bị mất số, có nhà cả bố mẹ, ông bà đều đăng ký nên trùng tên, cháu ông được đẩy danh sách lên số 86, nhưng rốt cuộc cũng không đến lượt.

“Bây giờ biết cho cháu tôi học ở đâu?”- ông lão quá tuổi thất thập nói giọng đầy thất vọng.

Cơ hội từ lá thăm may rủi

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, phó Phòng giáo dục - đào tạo quận Tây Hồ, cho biết trên địa bàn quận hiện có tám trường mầm non công lập nhưng năm nay chỉ có bảy trường tuyển sinh do Trường mầm non Phú Thượng sửa chữa, xây mới. Trước khi bước vào năm học, Phòng giáo dục - đào tạo đã đưa ra hai phương án tuyển sinh để các trường tự do lựa chọn: hoặc bốc thăm, hoặc lập danh sách phát hồ sơ theo số thứ tự như truyền thống. Năm học 2011-2012 có ba trường thuộc quận Tây Hồ chọn phương án tuyển sinh theo hình thức ghi danh thứ tự là trường mầm non Quảng An, An Dương và Bình Minh.

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, tại Trường Bình Minh, cảnh xếp hàng chờ tới lượt ghi danh diễn ra căng thẳng từ buổi tối trước khi trường phát hồ sơ một ngày. Đây là trường có quy mô tương đối lớn với tổng số học sinh lên đến 700-800 em, số tuyển mới năm học này cũng cao nhất so với các trường khác cùng quận: 200 em. Trẻ đúng tuyến đăng ký học tại trường chủ yếu trú tại phường Bưởi, nhưng thực tế trường chỉ đáp ứng được chưa đầy 50% nhu cầu.

Theo bà Thanh, hệ thống trường mầm non của quận đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu học tập của các bé trong độ tuổi. Riêng phường Bưởi, nếu muốn đủ chỗ học cho các bé chắc chắn phải xây thêm một trường mầm non có quy mô tương tự Trường mầm non Bình Minh!

“Đây là năm đầu tiên triển khai hình thức bốc thăm nên Phòng giáo dục - đào tạo mới dừng lại ở việc đưa phương án cho các trường lựa chọn. Phòng sẽ theo dõi, rà soát chặt, nếu tình trạng phụ huynh chen chân xếp hàng vẫn diễn ra thì chắc chắn năm học 2012-2013 chúng tôi sẽ phải dùng biện pháp mạnh, bắt buộc tất cả các trường mầm non công lập cùng triển khai hình thức tuyển sinh thông qua bốc thăm” - bà Thanh khẳng định.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền Tâm - hiệu trưởng Trường mầm non Đống Đa (quận Đống Đa), ban giám hiệu nhà trường đã quá ngán ngẩm với cảnh phụ huynh xếp hàng dài từ đêm hôm trước nên năm nay quyết định tuyển sinh thông qua hình thức bốc thăm. Theo đó, tất cả trẻ có hộ khẩu đúng tuyến đều được ghi danh rồi phát phiếu bốc thăm.

“Cách làm này sẽ dành cơ hội như nhau cho tất cả các bé, đồng thời giúp phụ huynh không còn phải sấp ngửa xếp hàng bất chấp mưa gió” - bà Tâm nói.

                                                                         Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học và ngồi nhầm lớp – cách làm hay của trường TH Tòng Đậu

(HBĐT) - Trường TH xã Tòng Đậu (Mai Châu) nằm ở địa bàn miền núi địa hình chia cắt với 3 điểm trường. Điều kiện kinh tế của không ít gia đình còn khó khăn nhưng hơn 10 năm qua, trường không có học sinh bỏ học và 5 năm lại đây không có học sinh ngồi nhầm lớp.

Nâng mức kỷ luật chủ tịch hội đồng tuyển sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để thắt chặt kỷ cương tuyển sinh, sẽ bổ sung mức kỷ luật cao hơn đối với chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những người liên quan ở các sai phạm.

Sách thiếu nhi dạy gian lận và vô lễ?

Một số phụ huynh phản ánh cách gian lận trong thi cử và những lối ứng xử thiếu lịch sự lại được in rõ ràng một cuốn sách dạy kiến thức cho trẻ em 6-12 tuổi, từng tái bản lần thứ nhất.

Chuẩn bị thi ĐH-CĐ: Để đạt điểm tốt các môn học thuộc bài

Môn học thuộc lòng không phải chỉ cần học bài thuộc. Các giáo viên cung cấp cho thí sinh (TS) những lời khuyên hữu ích để có thể hoàn thành bài thi tốt nhất .

Thiếu giáo viên giảng dạy pháp luật, GDCD

Đội ngũ giảng viên, giáo viên, giảng dạy pháp luật, giáo dục công dân và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn thiếu về số lượng và chưa được chuẩn hoá về mặt chất lượng.

Cao Phong: Đưa vào sử dụng công trình Trung tâm Dạy nghề huyện

(HBĐT) - Ngày 29/6, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng công trình nhà Trung tâm Dạy nghề huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục