Phổ biến nội quy thi tại Hội đồng thi Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM. Ảnh: MINH QUYÊN
Tổ ra đề vật lý của Bộ GD-ĐT khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa và không làm thí sinh hiểu lầm.
Trên đây khẳng định trong văn bản của tổ ra đề thi môn vật lý của Bộ GD-ĐT sau khi có thông tin câu 53 mã đề 817 của đề thi môn vật lý trong đợt 1 tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua chưa chính xác (Báo Người Lao Động ngày 6-7 đã thông tin). Văn bản này cũng khẳng định lời dẫn trong câu trắc nghiệm là đầy đủ, không thiếu giả thiết, bám sát sách giáo khoa (SGK), không làm cho thí sinh hiểu lầm. Trong 4 phương án lựa chọn chỉ có một đáp án đúng (phương án C), không cần phải đính chính hay thay đổi đáp án câu này.
Xét trường hợp đặc biệt là sai
Thí sinh hiểu công thức (công thức 7.13 trang 39 SGK Vật lý 12 nâng cao - 2008) thì sẽ làm được bài. Nội dung câu hỏi đề cập con lắc vật lý là một vật rắn (tức là nói đến trường hợp tổng quát chứ không xét riêng một trường hợp đặc biệt nào). Nếu thí sinh xét trường hợp đặc biệt để chọn phương án khác với phương án C thì sai vì về mặt logic, thí sinh đã từ một trường hợp riêng khái quát hóa thành trường hợp tổng quát.
Không nên dẫn sách năm 2008
Ý kiến trả lời chính thức từ tổ ra đề vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của các giáo viên vật lý. Một giáo viên vật lý tại Hà Nội cho rằng không nên dựa vào một bài tập cụ thể để chữa sai cho một khái niệm và Bộ GD-ĐT cũng cần xem lại việc trích dẫn SGK năm 2008 để biện minh cho đề thi năm 2011. Bởi SGK Vật lý nâng cao 12 năm 2010 đã khẳng định “con lắc vật lý là một vật rắn quay quanh được một trục nằm ngang cố định không đi qua trọng tâm của vật”. Bộ GD-ĐT đã quy định đề thi phải bám sát chương trình SGK hiện hành thì cần phải sử dụng kiến thức trong SGK hiện hành.
Ông Phạm Khương Anh, giảng viên Học viện Khoa học Quân sự, cũng cho rằng nói đề thi hoàn toàn chưa chính xác là đúng. Vì nếu trục nằm ngang đi qua trọng tâm thì con lắc không thể dao động được hoặc sẽ chuyển động tròn đều. Việc này nếu bắt bẻ về câu chữ thì đề thi chưa chính xác, tuy nhiên, nếu nói sai về bản chất thì không sai; Bộ GD-ĐT nên xem lại việc quản lý SGK vì mỗi sách viết một kiểu. Về lý mà nói, học trò chỉ học theo sách chứ không biết sách nào chính xác hơn nên khi đi thi dễ bị thiệt thòi.
Sai sót của đề hóa bắt nguồn từ khâu in sao đề thi tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội Khả năng đáp án môn vật lý thiếu mất một vế so với đề
Sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án xử lý sự cố về môn Toán tại Trường Sĩ quan Chỉ huy Kỹ thuật Thông tin, trong số 24 thí sinh có bài thi ký nhầm, có 3 thí sinh chọn phương án thi lại, còn 21 em xin giữ lại nguyên bài thi cũ.
“Các trường mầm non không được phép sử dụng danh sách do phụ huynh lập ra vào ban đêm. Các trường sẽ phải thông báo công khai ngày, giờ phát đơn và nhà trường phải đứng ra tổ chức”.
Chiều 4/7, trong buổi họp báo tổng kết ngày thi đầu đợt 1 kỳ thi ĐH 2011, ông Đỗ Quốc Anh - giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại phía Nam cho biết cả nước có 60 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế trong đó 26 trường hợp bị đình chỉ.
Dù đã được nhắc nhở rất nhiều lần nhưng vẫn có thí sinh quên hoặc cố tình mang theo điện thoại, tài liệu vào phòng thi.
“Tất cả các chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế đều là chương trình chuẩn của các trường đại học nước ngoài uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại kiểm định”, GS. TSKH Nguyễn Trọng Do, Chủ nhiệm Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia HN khẳng định.