Đề xuất này đã được đưa vào dự thảo thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính của Bộ GD-ĐT.

Tối 8/8, ông Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), người trực tiếp soạn thảo thông tư trên - cho biết dự thảo sẽ công bố trong tháng 8-2011 để xin ý kiến các nhà ngôn ngữ học, tiếp tục hoàn chỉnh và dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.

Giải thích về việc bổ sung các ký tự trên vào bảng chữ cái tiếng Việt, ông Ngọc cho rằng chữ viết của VN hiện nay được sáng tạo trên việc sử dụng ký tự Latin để ghi âm tiếng Việt nhưng đã phức tạp hóa bằng các chữ kép thay thế cho nhóm ký tự F, J, W, Z khiến cho tiếng Việt khó hòa nhập quốc tế.

Tuy nhiên, trong cộng đồng người sử dụng máy tính thì các ký tự trên đã trở nên quen thuộc, chủ yếu phục vụ việc gõ các ký tự riêng của tiếng Việt là ă, â, ê, ơ, ư. Vì vậy, việc thừa nhận nhóm ký tự trên trong bảng chữ cái tiếng Việt là cần thiết để thống nhất sử dụng về chuẩn chính tả tiếng Việt trên môi trường máy tính và sách giáo khoa.

Dự thảo thông tư trên còn một nội dung khác là làm rõ xung quanh chữ “y” và “i” trong những trường hợp phát âm giống.

Nếu thông tư hướng dẫn về tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính được ban hành, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ bao gồm 33 ký tự.

 

                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác

Lãnh đạo trường Chính trị tỉnh phát biểu cảm ơn các đại biểu đã về dự buổi lể gặp mặt kỷ niệm 59 năm ngày thành lập trường.
Lãnh đạo Công ty Prudential và huyện Yên Thủy trao học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học.
Năm học 2011- 2012, trường THCS Hữu Nghị được giao chỉ tiêu tuyển 5 lớp với 200 học sinh vào lớp 6. Nhà trường hạn chế tối đa việc tuyển học sinh trái tuyến.
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng cho phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Có 647.000 thí sinh đại học, cao đẳng đạt điểm sàn

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong tổng số gần 1,65 triệu thí sinh dự thi đại học, cao đẳng năm nay có gần 647.000 em có kết quả thi đạt từ điểm sàn trở lên.

Thi “3 chung” và “1 riêng”

Tiếp sau quan điểm thi ĐH nhiều môn, PGS Lê Đức Ngọc - giám đốc Trung tâm Kiểm định, đo lường và đánh giá chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập) - đề xuất một phương thức tổ chức thi rất cụ thể.

Có 3 phương án điểm sàn

Ngày 8/8, Bộ GD-ĐT họp Hội đồng điểm sàn năm 2011. Trao đổi với Báo chí chiều 7/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Dựa trên phổ điểm thi của thí sinh, Bộ xây dựng 3 phương án điểm sàn để Hội đồng họp và quyết định chọn 1 trong 3 phương án”.

GS Đào Trọng Thi: Tuyển sinh “3 chung” đã hoàn thành sứ mạng

"Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo hình thức “3 chung” đã hoàn thành sứ mạng của nó và đã đến lúc cần chấm dứt cách thức tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ như vậy để chuyển sang một hình thức khác phù hợp hơn”.

Chính phủ yêu cầu phân tích kết quả thi tốt nghiệp 2011

Bộ GD-ĐT phân tích kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2011 với 2 yêu cầu: đánh giá, lý giải và báo cáo việc một số địa phương có tỷ lệ tốt nghiệp tăng cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của cả nước (mức tăng cao gấp 2 đến 5 lần).

Điểm sàn thi đại học: Hạ một điểm liệu có hợp lý?

Lo không tuyển đủ chỉ tiêu, sáng nay, ngày 5/8, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập đã khẩn trương triệu tập các thành viên, tổ chức “hội nghị Diên Hồng” để tập trung ý kiến kiến nghị Bộ về cách tính điểm sàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục