Khi Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu quan điểm “nên thi ĐH bằng nhiều môn chứ không nên quy định cứng nhắc khối thi và môn thi bắt buộc cho từng khối như hiện nay”, mọi người đều hiểu rằng lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thừa nhận sự bất cập của kỳ thi tuyển sinh ĐH hiện hành theo “bốn khối - ba chung”.

Muốn tìm được một giải pháp đổi mới căn cơ thì phải giải quyết một số vấn đề quan trọng về lý thuyết và thực tiễn.

Phụ huynh và người thân trông ngóng thí sinh ở một điểm thi đại học ngày 4-7 - Ảnh: Minh Đức

<OBJECT id=winMediaPlayerID codeBase=http://activex.microsoft.com/activex/controls/mplayer/en/nsmp2inf.cab#Version=6,4,5,715 type=application/x-oleobject height=45 standby="Loading Microsoft Windows Media Player components..." width=250 classid=CLSID:6BF52A52-394A-11D3-B153-00C04F79FAA6 name=winMediaPlayer> <EMBED type="application/x-mplayer2" id="wmpEmbed" pluginspage="http://www.microsoft.com/Windows/MediaPlayer/" src="http://media.tuoitre.com.vn/Stream/audio/2011/thang08/12-8/lo_trinh_hop_ly_cho_tuyen_sinh_dai_hoc.mp3" name="MediaPlayerTV" height="45" width="250" AutoSize="1" AutoStart="0" ClickToPlay="1" DisplaySize="1" EnableContextMenu="0" EnableFullScreenControls="1" EnableTracker="1" Mute="0" PlayCount="999" ShowControls="1" ShowAudioControls="1" ShowDisplay="0" ShowGotoBar="0" ShowPositionControls="1" ShowStatusBar="1" ShowTracker="1">

Muốn thay thế thi tuyển sinh ĐH “bốn khối - ba chung” bằng một giải pháp khác thì phải vạch rõ kỳ thi này bất hợp lý và bất cập ở chỗ nào để tìm đúng giải pháp thay thế. Thi ĐH với bốn khối kiến thức A-B-C-D chỉ là một giải pháp tình thế thay cho việc phân ban ở trường phổ thông nhưng là một sự phân ban không hợp lý.

Bốn khối này vừa không thích hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông, vừa bất cập với mục tiêu tuyển sinh ĐH. Vì vậy, sự lựa chọn của thí sinh trong thi ĐH nghiêng hẳn về khối A, làm cho khối C với những học vấn rất quan trọng lại trở nên ngày càng thui chột và người ta phải đặt thêm một loạt khối khác (H, K, M, N, R, S, T, V...).

Từ sự bất hợp lý và bất cập đó, sẽ có hai khả năng để lựa chọn giải pháp thay thế: Một là giữ nguyên kỳ thi ĐH như hiện nay, nhưng thay thế bốn khối bằng nhiều môn như ý tưởng của Thứ trưởng Bùi Văn Ga (đồng thời giữ kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay). Hai là xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông phân ban theo định hướng nghề nghiệp hợp lý (thay cho bốn khối thi ĐH hiện nay), đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT để dùng kết quả kỳ thi này cho việc tuyển sinh ĐH.

Cần đổi mới tư duy về quản lý để xem xét vấn đề tuyển sinh và đào tạo ĐH theo cơ chế thị trường. Việc tổ chức kỳ thi ĐH “bốn khối - ba chung” chính là hệ quả của lối tư duy theo cơ chế quan liêu bao cấp, với quan điểm cho rằng tất cả các trường ĐH trong nước đều phải có một trình độ đầu vào thí sinh ngang nhau, để đào tạo giống nhau và cấp bằng tốt nghiệp có giá trị như nhau ở đầu ra giữa các trường.

Lối tư duy đó đã trở nên lạc hậu khi kinh tế, xã hội vận hành theo cơ chế thị trường. Cả giáo dục cũng bắt đầu theo cơ chế đó (từ khi các trường ngoài công lập được thừa nhận). Trong cơ chế thị trường, người ta phải chấp nhận những sự khác nhau về trình độ đầu vào, về quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra của các loại hình trường học khác nhau.

Giá trị bằng cấp của các trường không phải do cơ quan chính quyền xác nhận mà do những người tuyển dụng nguồn nhân lực đánh giá. Các trường phải tự tìm giải pháp để tồn tại, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình qua giá trị của bằng cấp, trong sự cạnh tranh giữa các trường với nhau. Vì thế ở các nước tiên tiến không nơi nào có kỳ thi ĐH với “bốn khối - ba chung” và một điểm sàn duy nhất như ở nước ta. Việc tuyển sinh cũng như mọi hoạt động khác của các trường ĐH ở các nước đó hoàn toàn do mỗi trường tự quyết định.

Từ những phân tích trên có thể thấy rõ việc đổi mới tuyển sinh ĐH cần đi theo một lộ trình hợp lý như sau: xây dựng lại chương trình giáo dục phổ thông phân ban theo định hướng nghề nghiệp, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình này (thi tất cả các môn nhưng phân biệt các ban bằng hệ số điểm và thời lượng môn thi, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu để đảm bảo kết quả thực chất).

Tiếp đó dùng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm tiêu chuẩn tuyển sinh ĐH; bãi bỏ kỳ thi quốc gia tuyển sinh ĐH, trao quyền tuyển sinh cho các trường ĐH, CĐ hay trung cấp tự quyết định (dùng ngay bằng tốt nghiệp THPT và bảng điểm để tuyển, hay cho kiểm tra lại kiến thức phổ thông, trắc nghiệm thêm về khả năng học ĐH hoặc cho thi thêm một số môn năng khiếu...). Để việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới tuyển sinh ĐH nói riêng có kết quả và hiệu lực bền vững, mỗi bước đi trên lộ trình này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học và áp dụng một cách thận trọng.

 

                                                                             Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thầy hiệu trưởng trường THPT 19/5 (Kim Bôi) khen thưởng các cô giáo đạt giải giải giáo viên chủ nhiệm giỏi năm học 2010- 2011.
Các đại biểu tham dự Hội nghị BCH Hội Khuyến học tỉnh lần thứ 2.
Học sinh trường tiểu học Bãi Lạng tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa như VHVN, TDTT…

Ngành GD&ĐT: Ủng hộ, hỗ trợ 445 triệu đồng cho giáo viên, 27.889 bộ quần áo cho học sinh

(HBĐT) - Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ giáo dục miền núi vùng sâu, vùng xa, 3 năm học gần đây, ngành GD&ĐT đã huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ làm nhà công vụ cho giáo viên với kinh phí trên 800 triệu đồng, hỗ trợ xây nhà cho giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn 100 triệu đồng. Đồng thời, toàn ngành quyên góp ủng hộ hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên 445 triệu đồng, cấp sách giáo khoa, sách tham khảo và vở viết 65.359 quyển; mua sắm, cấp 2.440 đồ dùng học tập, 27.889 bộ quần áo, 50 xe đạp cho học sinh.

Ngày đầu tiên đi học

Từ giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 là thời điểm tựu trường của các bậc học. Trong số trẻ em đến trường, sẽ có nhiều trẻ lần đầu tiên rời khỏi sự chăm sóc của ba mẹ, tiếp xúc với môi trường mới. Vì thế chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ.

Gần 400 học sinh thi quốc gia môn “Bàn tính và số học trí tuệ U C MAS”

Cuộc thi học sinh giỏi quốc gia 2011 môn “Bàn tính và số học trí tuệ U C MAS” diễn ra mới đây tại Nhà Thi đấu quận Cầu Giấy, Hà Nội đã thu hút 363 học sinh giỏi nhất từ 41 trung tâm đào tạo U C MAS tại tất cả các tỉnh thành về tham dự.

Từ 2 HCV Olympic Hóa quốc gia đến suất học bổng 3,8 tỷ đồng

Giành 2 huy chương vàng Olympic quốc gia môn Hóa học, đoạt giải ba quốc gia môn Hóa học, nhận học bổng toàn phần Asean, tiếp đó Tôn Thị Mỹ Uyên lại giành học bổng Nanyang President Graduate Scholarship của Singgapore với trị giá 220.000 đô la Sing (khoảng 3,8 tỷ đồng).

Ngành GD&ĐT tỉnh: hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ khai giảng năm học mới 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 9/8, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ khai giảng năm học mới 2011-2012. Cán bộ, chuyên viên, giáo viên phòng GD&ĐT huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc trong ngành tham dự lớp tập huấn đã được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về nội dung, yêu cầu, trình tự tiến hành và các vấn đề khác liên quan đến buổi lễ khai giảng.

Điểm sàn không hạ, các ĐH ngoài công lập “lụt cả làng”

Lo lắng, thất vọng, nằm ngoài suy tính, nguy kịch, khó sống sót, lụt cả làng, rất gay go… đó là tâm trạng của hàng loạt lãnh đạo trường đại học ngoài công lập hiện nay khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục