Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.

 

Giáo viên kiêm nhân viên vệ sinh

Giờ học trò ngủ trưa có lẽ là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3, Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM)... được dừng để thở. Mà cũng chỉ sang tuần thứ hai của năm học mới được như vậy, bởi trong tuần đầu tiên, trò ngủ cô vẫn phải canh chừng.

Thâm niên 19 năm liền "cai trị" khối học sinh (HS) nhỏ nhất trường nhưng năm nào cô Hạnh cũng gặp các tình huống khác nhau. Nào là HS đi vệ sinh, nôn ói trong lớp, có em khóc ngất đòi về, có em đang giờ học gục xuống ngủ ngon lành, có em bắt cô cô bế không chịu rời… Tiết học gần đây nhất, cô phải dừng dạy giữa chừng cùng bảo mẫu tất tả “dọn dẹp hiện trường” vì HS “ị” trong lớp.


Cô Lê Thanh Sương (Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TPHCM) dạy nét chữ đầu tiên cho học trò.

“Đây là chuyện thường ngày của giáo viên lớp 1 những tuần đầu năm, có hôm nhiều em "đi giải quyết" cùng lúc, cả buổi cô loay hoay dọn dẹp. Dù đã được nhắc khi nhắc khi có nhu cầu thì xin phép cô ra ngoài nhưng nhiều em sợ đâu dám xin. Vừa giận vừa thương các em, lúc này cô phải tìm cách an ủi trò để các em không thấy xấu hổ với bạn bè”, cô nói.

Những ngày đầu đến lớp, nhiều HS khối lớp 1 không chịu vào lớp, chỉ ngồi trước cổng trường khóc đòi bố mẹ. Kết cục GV trong trường phải thay nhau ra thuyết phục lẫn canh chừng học sinh nhiều ngày liền.

Nếu như HS các khối khác đã quen với việc học, sinh hoạt ở trường lớp, GV dễ dàng bắt đầu chương trình học thì ở khối 1, GV phải vượt qua giai đoạn khó khăn giúp các em thích nghi, thay đổi thói quen chơi là chính ở bậc mầm non sang việc học. Các em cần được trau dồi hàng loạt kỹ năng như ngồi thẳng lưng, cách cầm bút, cách giơ tay…

Hơn nữa, việc lớp học quá tải, việc “bên lề” nhiều nên việc dạy của thầy cô khối 1 cũng lắm gian nan. Cô Lê Thanh Sương, chủ nhiệm lớp 1/8, Trường tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Tuy vào lớp 1 nhưng kiến thức HS trong rất chênh lệch. Có em được phụ huynh cho học trước nhiều quá, có em thì đến viết cũng chưa cầm được. Mà thời gian học chỉ có chừng ấy nên thầy cô phải chú ý từng em để có phương pháp dạy sao cho hợp lý nhất”.

Không chỉ cực vì HS, dịp đầu năm, GV lớp 1 còn phải ứng phó với các bậc phụ huynh. Nhiều ông bố mà mẹ đưa con đến trường còn nằng nặc đòi vào lớp cùng con hay đứng ngoài cửa sổ nhìn con làm trẻ càng khóc, thầy cô càng mệt. Có thể nói đây là khối học duy nhất, thầy cô vừa phải uốn nắn học trò từ những việc nhỏ nhất, đồng thời phải “dạy” cả phụ huynh vì nhiều người thiếu kỹ năng giúp con vào lớp 1. Chưa hết, không ít phụ huynh liên tiếp gọi điện cho GV hỏi thăm tình hình con hoặc trực tiếp gặp mặt GV.

Một giáo viên lớp 1 tại Q.5 chia sẻ, từ đầu năm học đến giờ chưa giờ nào cô được nghỉ đúng nghĩa, thậm chí đêm đang ngủ cũng bị đánh thức. Ở lớp tất bật với trò, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh, về đến nhà là điện thoại đổ chuông liên hồi, chủ yếu là bố mẹ HS gọi điện hỏi han tình hình của con. “Có đêm mình tiếp cả chục cuộc, nếu có vấn đề gì thì khắc, đằng này bố mẹ nào cũng nói rông dài, gửi gắm con. Nói thật, mình còn đâu thời gian để soạn bài nên nhiều hôm đành phải tắt điện thoại”, cô nói.

Nền tảng đầu đời

Cô Phan Thúy Trang, hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, cho hay phân GV chủ nhiệm lớp 1 là rất khó vì áp lực, thầy cô cũng ngại. Trong khi đòi hỏi GV lớp 1 phải là người có kinh nghiệm, kiên trì và đúng sở trường. Chứ GV mới ra trường mà gặp phải lớp 1 chỉ có khóc.

Để giảm áp lực cho GV đầu cấp, nhiều trường tiểu học sắp xếp cho HS lớp 1 tựu trường trước vài ngày để học trò, phụ huynh làm quen trường lớp. Tên tuổi, số điện thoại của GV chủ nhiệm mỗi lớp được ghi trên bảng cho phụ huynh, tránh cho thầy cô không mất công phải trả lời từng người. Nhiều trường cũng thông báo cho phụ huynh giờ giấc, nề nếp sinh hoạt ở trường lớp để về nhà chỉ bảo thêm cho để trẻ sớm thích nghi với lớp học.

Theo cô Trang, những cách này cũng chỉ “giảm tải” phần nào cho các cô, còn bản thân các cô khi được giao dạy lớp 1 đều phải sẵn sàng tinh thần giải quyết các tình huống bằng nghiệm vụ sư phạm của mình. Cô Trang nói: “GV lớp 1 cực nhưng đòi hỏi phải kiềm chế giỏi nhất. Đối tượng HS lần đầu đi học, ấn tượng về GV quyết định rất lớn đến việc các em có thích học, thích đến trường hay không. Chúng tôi luôn nhắc nhở các cô, dù có chuyện gì cũng phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, ân cần với HS”.

Cô Võ Thị Tuyết Mai, hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Văn Ơn (Q.12, TPHCM), cho hay trường phải chọn những GV dày kinh nghiệm để giao quản lý lớp 1 và đội ngũ này thường được duy trì từ năm nay sang năm khác. Không ít GV làm chủ nhiệm các lớp lớn rất tốt nhưng lại không kham nổi lớp 1.

“Đầu năm, nghe GV lớp 1 kể chuyện là vừa khóc vừa cười. Vất vả thật nhưng các cô đều hiểu được vai trò quan trọng của mình giúp HS thích nghi với nền tảng kiến thức đầu tiên trong cuộc đời. Khi thấy HS tung tăng vui cười, các cô lại quên hết mệt mỏi”, cô Mai tâm tư.

Cùng HS vượt qua “cửa ải” đầu đời, có lẽ không niềm vui nào có thể sánh được với những nhà giáo “chuyên trị” lớp 1. Như cô Hồng Hạnh chia sẻ: “Có thể nói GV lớp 1 là những người xây viên gạch kiến thức đầu tiên cho các em. Niềm vui, thành quả của họ không gì ngoài niềm vui đến trường, yêu bạn bè, thầy cô…của những học trò nhỏ. Có những học trò chỉ học mình lớp 1 thôi, sau này trưởng thành vẫn quay về để cảm ơn cô, đó là niềm hạnh phúc lớn lao của nhà giáo”.

 

                                                            Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các thế hệ học sinh trường Hoàng Văn Thụ hôm nay không ngừng tu dưỡng, trau dồi tri thức nối tiếp truyền thống các thế hệ đi trước. Ảnh: Văn Tưởng.
Giáo viên nhà trường kiểm tra thiết bị dạy học chuẩn bị cho năm học mới.
Đoàn chụp ảnh với những người Việt Nam ở Thụy Điển. Trong ảnh: Cô Ngọc (áo màu xanh), cô Trang (áo dài), cô Chi (mặc váy), hai người đứng bên trái cạnh cô Ngọc là người của Đại sứ quán Việt Nam.

Hôm nay, bắt đầu xét tuyển NV2

Các trường ĐH, CĐ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc nhận hồ sơ xét tuyển NV2. Theo thạc sĩ Huỳnh Tổ Hạp - Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sài Gòn, năm nay trường tăng thêm ngành mới nên dự kiến số lượng thí sinh (TS) đông hơn năm 2010. Ước lượng ít nhất có đến 4 - 5 nhân viên tiếp nhận hồ sơ, 3 - 4 người nhập liệu hằng ngày và đưa lên website. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Phó hiệu trưởng trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết trường đã chuẩn bị sẵn lực lượng bổ sung làm công tác tiếp nhận và nhập liệu hồ sơ nếu có số lượng hồ sơ tăng hơn so với dự kiến.

Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chính khóa

Theo kế hoạch giáo dục trật tự an toàn giao thông năm học 2011-2012 của Sở GD-ĐT TP.HCM, ở bậc trung học, giáo dục trật tự an toàn giao thông sẽ đưa vào giờ học chính khóa của bộ môn giáo dục công dân ở tất cả các khối lớp.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ - 30 năm tiếp bước và trưởng thành

(HBĐT) - Cách đây 64 năm, giữa những năm tháng kháng chiến chống Pháp, ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh đã ra đời với cái tên đầy ý nghĩa: trường Lạc Long Quân. Đến năm 1951, trường được đổi tên thành Hoàng Văn Thụ.

514 ứng viên được đề nghị công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư

Chiều 23/8, tại Học viện CSND, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch HĐCDGSNN.

Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra công tác xét nguyện vọng 2

Kể từ ngày 25/8, các đại học, học viện, các trường đại học, trường cao đẳng sẽ bắt đầu thời hạn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 của thí sinh.

Tám điểm cũng đỗ đại học

Nhiều trường đại học đang vận dụng điều 33 của Quy chế Tuyển sinh ĐH, CĐ để mở rộng tối đa nguồn tuyển nguyện vọng 2 (NV2), theo đó ngay cả thí sinh có tổng ba môn thi 8 điểm cũng vào được ĐH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục