Nhà trọ cho sinh viên thuê rất thiếu. Ảnh: Như Ý

Nhà trọ cho sinh viên thuê rất thiếu. Ảnh: Như Ý

Trong những ngày vừa qua, tân sinh viên (SV) của các trường ĐH đã bắt đầu nhập trường, song ngay từ những ngày cuối tháng 8, thị trường nhà trọ ở Hà Nội đã thực sự... "nóng".

 

Tiêu chuẩn để được xét vào ở trong ký túc xá nhiều trường đại học khắt khe và số lượng SV được ưu tiên cũng không nhiều nên khi các trường hoàn tất việc công bố điểm chuẩn xét tuyển, nhiều SV ở tỉnh xa biết chắc mình đỗ đã nhanh chân lên Hà Nội để sớm tìm nhà trọ. Thị trường nhà trọ trong thành phố vốn "cung" không đáp ứng được "cầu" nên việc các tân SV tìm được cho mình căn phòng trọ gần trường học không dễ chút nào. "Em ra Hà Nội từ mấy ngày nay khi biết mình đỗ Đại học Luật. Ở nhờ phòng của bà chị họ tại khu Cầu Giấy, hằng ngày em đi tìm phòng ở quanh đường Láng, Trung Hòa, Yên Hòa… nhưng 3 ngày nay vẫn không được. Cũng có một số phòng trống nhưng chật hẹp, tồi tàn quá, chỗ lại rộng rãi, đầy đủ tiện nghi, giá đắt không thể kham nổi…" - đó là tâm sự của Hoa, quê Thanh Hóa. Hoa cũng cho biết, em còn nhờ cả các anh chị SV năm trước ở cùng quê với hy vọng sẽ sớm tìm được phòng trọ… Hoa nói: "Nếu không tìm được phòng gần trường, em cũng đành chấp nhận đi ra khu xa trung tâm để thuê, may ra sẽ có…".

Cùng cảnh ngộ như Hoa là rất nhiều người khác. Tôi gặp Tuấn, một tân SV của Đại học Giao thông - Vận tải khi giữa trưa nắng đi tìm phòng trọ ở khu vực quận Cầu Giấy. Đi tới đâu em cũng ngó nghiêng, la cà quán nước tìm phòng trống để rồi mệt mỏi, thất vọng khi nhận được câu trả lời là: "Hết phòng rồi", hay "Không có đâu". Tuấn kể rằng, sau 2 ngày vất vả, em cũng tìm được vài địa chỉ còn phòng trọ, song toàn là những chỗ cho thuê phòng… VIP, nghĩa là phòng cao cấp, có bồn tắm, bình nóng lạnh, điều hòa nhiệt độ… với giá tới hơn 2 triệu đồng/phòng/tháng. Vẫn biết rằng ở thế là quá sướng nhưng giá thuê như vậy thì SV không thể nào chịu nổi, kể cả có rủ thêm vài người ở ghép cũng không dám mơ! Tuấn cho biết: "Chắc em phải ra khu vực Cầu Diễn, Nhổn để tìm thôi vì nghe nói ở đó phòng nhiều, giá rẻ, nhưng ngặt nỗi từ đó đến trường xa, đi xe buýt cũng vất vả...".

Nếu như đối với SV con nhà khá giả, việc giá thuê nhà đắt đỏ không quan trọng, miễn là nơi ăn chốn ở gần trường thì đại đa số SV tỉnh xa, nơi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn đành chấp nhận mọi điều kiện, miễn sao là có chỗ trú chân để học hành. Nhiều người sẵn sàng đi thuê nhà ở những nơi xa trung tâm đến cả chục cây số chỉ vì ở những nơi đó, giá nhà trọ chỉ từ 500-800 nghìn đồng/phòng/tháng và giá cả sinh hoạt cũng phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

Nơi ăn chốn ở cho sinh viên từ lâu đã là vấn đề "nóng". Hy vọng rằng, các nhà quản lý, trường ĐH và các cấp có thẩm quyền có sự quan tâm sâu sát hơn để trong tương lai không xa, SV không còn phải vất vả tìm thuê nhà mỗi khi năm học mới bắt đầu.


                                           Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục