Bắc Trung Bộ là khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực. Với đặc điểm đó, nhu cầu nhân lực để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài đã được Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt quan tâm.
Khu vực Bắc Trung bộ với hơn 10 triệu dân, có nhiều khu kinh tế lớn: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Đông nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân mây (Thừa thiên - Huế) có nhu cầu lớn về nhân lực trình độ cao. Chỉ riêng khu kinh tế Vũng Áng đã cần một lượng lao động rất lớn. Ông Trần Văn Hóa – Giám đốc Trung tâm đầu tư và Cung ứng nguồn nhân lực Khu kinh tế Vũng Áng, cho biết: “Theo số liệu thống kê từ các doanh nghiệp trong khu vực, chỉ từ nay đến năm 2015, khu kinh tế Vũng Áng cần ít nhất trên 7.000 lao động. Với khu vực mỏ sắt Thạch Khê, nhu cầu này là trên 2.500 người. Trong đó, bên cạnh lực lượng lao động phổ thông thì lao động có trình độ cao đóng vai trò chủ lực. Từ năm 2015 – 2025, lượng lao động cần thêm của các khu vực này là trên 15.000 người”. Cũng theo ông Hóa: “Với đặc thù các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn, ngoài những nhóm ngành nghề cơ bản thì nhu cầu rất lớn nằm ở nhóm ngành nghề về xây dựng, sản xuất thép, nhiệt điện, lọc hóa dầu, tàu cảng, kinh tế…”.
Tại Hội nghị quy hoạch phát triển nhân lực các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011 – 2020 diễn ra ngày 23.12.2010, vấn đề tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển vùng này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Theo đó, đến năm 2020 cần có từ 35 – 40% nhân lực trong nhóm từ 18 – 24 tuổi trong vùng được đào tạo ở bậc ĐH. Thêm vào đó, tại Hội nghị về đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu khu kinh tế Vũng Áng, chương trình đào tạo nhân lực phục vụ khu kinh tế này được xác định là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2010 – 2015. Do vậy, vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội và theo địa chỉ sử dụng được xem là giải pháp quan trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, Chính phủ đã có quyết định giao cho nhiều trường ĐH, CĐ trong cả nước có nhiệm vụ đào tạo theo mô hình trên, mà trong đó ĐH Vinh là trường có nhiệm vụ quan trọng tại khu vực. Lãnh đạo ĐH Vinh cho biết: “Hiện trường đang đào tạo 42 ngành ở nhiều lĩnh vực như sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ… Nhà trường sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực bắc Trung bộ và cả nước. Nhà trường được Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội. Đây là sự khẳng định về chất lượng đào tạo của Trường với tư cách là trường ĐH trọng điểm quốc gia, hướng đến đạt chuẩn quốc tế ở một số ngành mũi nhọn mà Chính phủ đã có quyết định vào tháng 7. 2011.
Theo Báo Thanhnien
Mỗi ngày ngồi trong lớp 8-10 tiết, chưa kể giờ học thêm khiến quỹ thời gian vận động của học sinh bị thu hẹp. Trường sở chật chội, lớp học đông cũng khiến các em không có chỗ chạy nhảy, vui chơi.
Mùa tuyển sinh 2011 vừa qua, không ít trường đại học cả công lập và dân lập lao đao vì thiếu thí sinh và phải tạm thời đóng cửa nhiều ngành học. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều trường đều kiến nghị cải tiến “3 chung”.
Trong hai ngày 16 và 17.10, tại Nam Định đã diễn ra kỳ thi tuyển công chức của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh, Hội đồng tuyển dụng công chức đã loại ra 4 thí sinh không cho dự thi vì họ tốt nghiệp trường dân lập, tư thục.
(HBĐT) - Ngày 18/8/2011, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 1485/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập câu lạc bộ Sao Khuê, tỉnh Hoà Bình. Đây là tổ chức xã hội-nghề nghiệp gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, học viên cao học, cử nhân có tâm huyết và tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
Có 1.577 học sinh trên địa bàn Hà Nội bỏ học trong niên khoá 2010-2011. Trong số này, số em bỏ học nhiều nhất là ở bậc trung học phổ thông với 802 em, bậc trung học cơ sở là 762 em và bậc tiểu học là 13 em.
Hỏi: "Khi vườn bách thú bị cháy thì con vật nào chạy ra đầu tiên?". Ðáp án: "Con người". "Cách nào để làm việc hôm nay đỡ tốn sức lực nhất?". Ðáp án: "Ðể ngày mai làm"...