“Không thể chấp nhận” - đó là nhận định của giáo sư Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội xung quanh việc UBND tỉnh Nam Định nói “không” với người tốt nghiệp ĐH ngoài công lập và tại chức. GS Đào Trọng Thi nói:
UBND tỉnh Nam Định với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước mà lại ban hành một văn bản mang tính chất định kiến như vậy là trái với tinh thần của luật pháp. Luật Giáo dục công nhận bằng cấp của hệ thống đào tạo công lập và ngoài công lập (NCL) tương đương nhau. Bởi vậy, một cơ quan quản lý nhà nước không công nhận bằng cấp của trường NCL thì thứ nhất là trái với tinh thần của luật; thứ hai là trái với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chủ trương xã hội hóa giáo dục; thứ ba cũng không có căn cứ gì để nói rằng đó là vì chất lượng của đối tượng tuyển dụng.
|
Cùng một mặt bằng, chất lượng của giáo dục NCL có thể còn yếu hơn so với công lập. Nhưng đó là đánh giá chung, còn khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập. Tôi cho rằng, hành động này của Nam Định chắc chắn sẽ bỏ lọt người tài vì các trường NCL có thể không nhiều nhưng vẫn có những sinh viên giỏi. Thực tế đã chứng minh điều đó. Với 3 vấn đề nêu trên thì một văn bản như của Nam Định là không thể chấp nhận được.
|
Cũng có ý kiến cho rằng, với động thái nói “không” với hệ tại chức của Đà Nẵng năm trước hay Nam Định mới đây thì ngành GD-ĐT phải nhìn nhận lại về chất lượng của hệ thống đào tạo này?
Không cần đến những hành động sai trái thì mới nhìn nhận ra những yếu kém của nền GD-ĐT nước nhà. Báo cáo giám sát của Quốc hội năm 2010 cũng đã đánh giá rất rõ điều đó. Không thể dùng một hành động sai trái để ngăn chặn, cảnh báo một hiện tượng. Là cơ quan quản lý nhà nước thì phải có trách nhiệm thực hiện đúng luật pháp, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Còn nói làm như vậy để “cảnh báo” về chất lượng đào tạo là ngụy biện.
Ông đánh giá như thế nào về cách tuyển chọn công chức của các cơ quan nhà nước hiện nay? Phải chăng hành động phủ nhận một loại bằng cấp nào đó càng chứng tỏ việc chỉ coi trọng bằng cấp trong quá trình tuyển dụng?
Đúng vậy. Cách làm như vậy thể hiện rằng việc tuyển dụng người lao động của chúng ta lâu nay mang tính hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn của người được tuyển chọn, nên họ chỉ nghĩ rằng chọn loại bằng cấp nào thì tuyển dụng tốt hơn.
Nếu chúng ta tổ chức tuyển dụng lại bằng cách tập trung đánh giá thực chất năng lực làm việc của đối tượng tuyển dụng thì khi đó sẽ không cần phân biệt bằng cấp. Đối với từng đối tượng cụ thể, tất cả sinh viên ra trường đều có cơ hội tham gia tuyển chọn. Về việc tuyển dụng, nếu chỉ tổ chức một cuộc thi hời hợt, hình thức, học thuộc lòng để thi... thì dù có bằng cấp thế nào cũng khó tuyển được người tài. Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai.
''Khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập'' |
Với tư cách cơ quan giám sát việc thực hiện luật, tới đây Quốc hội có kiến nghị, yêu cầu gì về cách làm của Nam Định hay Đà Nẵng?
Việc thẩm định, giám sát việc ban hành những văn bản như kiểu của Nam Định hay Đà Nẵng thì thẩm quyền và trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan của Chính phủ là Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ. Hai bộ này cần phải có ý kiến chính thức về vấn đề trên.
Còn nếu khi hiện tượng kiểu như vậy trở thành phổ biến hoặc có xu hướng lan rộng, có lẽ Quốc hội sẽ có giám sát chuyên đề về vấn đề đó.
Theo Báo Thanhnien
Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đã khép lại với sự thất bại “ê chề” của các trường ngoài công lập. Mặc dù không ít trường đã mạnh dạn đầu tư với số tiền “khủng” để thu hút thí sinh nhưng kết quả vẫn không mấy khả thi.
Ở ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng công chức tỉnh Nam Định đã gạt ra những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục và ứng viên học ngành đào tạo không phù hợp.
Một cựu sinh viên học hệ tập trung 4 năm (trước năm 2009 là hệ chuyên tu - PV), khóa 2005 - 2010, trường ĐH Y Dược TP.HCM, phản ánh: “Nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời ghi “hệ tập trung 4 năm” nhưng đến khi sử dụng để xin giấy phép thành lập nhà thuốc thì Sở Y tế TP.HCM cho biết chỉ cấp phép với bằng chuyên tu”.
Mỗi ngày ngồi trong lớp 8-10 tiết, chưa kể giờ học thêm khiến quỹ thời gian vận động của học sinh bị thu hẹp. Trường sở chật chội, lớp học đông cũng khiến các em không có chỗ chạy nhảy, vui chơi.
Mùa tuyển sinh 2011 vừa qua, không ít trường đại học cả công lập và dân lập lao đao vì thiếu thí sinh và phải tạm thời đóng cửa nhiều ngành học. Trước thực trạng trên, lãnh đạo nhiều trường đều kiến nghị cải tiến “3 chung”.
Trong hai ngày 16 và 17.10, tại Nam Định đã diễn ra kỳ thi tuyển công chức của tỉnh. Theo thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh, Hội đồng tuyển dụng công chức đã loại ra 4 thí sinh không cho dự thi vì họ tốt nghiệp trường dân lập, tư thục.