Nhiều trường tự gắn tên quốc tế và quảng cáo rất hoành tráng để thu học phí ngất ngưởng, thế nhưng cơ sở vật chất chưa đúng tầm...
Quảng cáo gây ngộ nhận về chương trình quốc tế tại một số trường |
Thiếu sân chơi
Trong vai phụ huynh đi tìm trường quốc tế cho con em của mình, chúng tôi đã tiếp cận nhiều trường quốc tế tại TP.HCM. Hầu hết những trường chúng tôi đến đều có mặt bằng khá chật. Nhân viên tư vấn thừa nhận không có chỗ sinh hoạt và chỗ tập thể dục cho học sinh (HS) nên nhà trường phải “liên kết” với những trung tâm thể thao, sân vận động...
Không có tên trong website của Sở GD-ĐT Cả 4 “trường quốc tế” trên địa bàn TP.HCM mà chúng tôi chọn ngẫu nhiên đi thực tế (TIS, APC, Trường THPT Nam Mỹ, Trường tiểu học - trung học Tây Úc) đều không có tên trong “Danh sách các trường quốc tế” trên website http://www.hcm.edu.vn của Sở GD-ĐT TP.HCM (cập nhật chiều 7.12.2011). |
Chiều 30.11, chúng tôi tìm đến cơ sở Trường phổ thông Quốc tế (TIS) tại số 305 Nguyễn Trọng Tuyển, P.10, Q.Phú Nhuận. Một nhân viên tư vấn phân trần: “Tòa nhà 5 tầng đằng sau xây sắp xong, lúc đó sẽ có riêng một sân chơi trên tầng thượng cho HS. Còn cơ sở hiện hữu vốn là ngôi biệt thự được thuê lại, phòng được định hình sẵn nên khá nhỏ. Bình thường, HS chơi ở hành lang. Trong giờ thể dục, HS sang học tại Câu lạc bộ Đào Duy Anh”.
Trong khi đó, nhân viên tại Trường quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (APC) trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1 cho hay do trường thuê mặt bằng ở khu vực trung tâm TP nên diện tích khá chật, sân chơi của HS hầu như không có. Giờ thể dục, nhà trường cũng đưa các em qua những sân vận động lân cận. Trường trung học phổ thông (THPT) Nam Mỹ (Q.8), Trường tiểu học - trung học Tây Úc (Q.3)... cũng nằm trong tình trạng thiếu sân chơi.
Bất cập ở chỗ trong khi những trường chuẩn quốc gia thì Bộ GD-ĐT có quy định về sân chơi, cơ sở vật chất nhưng trường quốc tế lại không có quy định cụ thể nào cả.
Có cả phí... giữ chỗ!
Mặc dù cơ sở vật chất chưa xứng tầm quốc tế nhưng để được vào học những trường trên, HS phải đóng những khoản phí rất cao. Chẳng hạn, Trường tiểu học và trung học Tây Úc đưa ra mức học phí từ 200 - 280 USD/tháng. Còn ở TIS, riêng bậc tiểu học dao động từ 285 - 305 USD/tháng. APC từ 7,5 - 20,9 triệu đồng/tháng… APC còn đưa ra một khoản rất đặc biệt gọi là “phí ghi danh”, cụ thể: 4,3 triệu đồng (lớp mầm non); 6,5 triệu đồng (từ lớp 1 đến lớp 5); 10,8 triệu đồng (từ lớp 6 đến lớp 12). Cô nhân viên giải thích: “Phí ghi danh là phí đăng ký giữ chỗ tại APC, tức là trong quá trình học, chúng tôi sẽ cam kết giữ chỗ cho bé suốt 12 năm học. Phí này đóng một lần duy nhất và không hoàn lại”.
Lập lờ liên kết
Trong tài liệu phát cho phụ huynh, Trường THPT Nam Mỹ tự giới thiệu là trường THPT được cấp phép thành lập theo Quyết định 2728/QĐ-UB của UBND TP.HCM, giảng dạy chương trình trung học Việt Nam theo quy định của Bộ GD-ĐT từ lớp 6 đến lớp 12. Ngoài ra, có chương trình tăng cường Anh ngữ được thiết kế theo chuẩn mực trung học Mỹ, tạo điều kiện cho HS chuyển tiếp đến Mỹ hoặc các nước sử dụng tiếng Anh khác... Thế nhưng cũng trong tờ giới thiệu này, trường đã phân ra đến ba chương trình giảng dạy: Trung học VN (từ lớp 6 đến lớp 12); Tăng cường Anh ngữ; Trung học Hoa Kỳ (từ lớp 9 đến lớp 12). Trong bảng liệt kê học phí lớp 11, 12 cũng có chương trình “Trung học Hoa Kỳ” để HS lựa chọn với mức thu 3.740 USD/học kỳ/HS.
Chúng tôi được bà Tô Thu Thủy - Hiệu trưởng Trường THPT Nam Mỹ - tư vấn: “Đây là phân hiệu của một trường tại Mỹ nên không có gì phải lo. Ở đây, con chị được nhận bằng trung học của Mỹ, còn nơi khác là bằng trung học quốc tế. Nếu lấy bằng quốc tế thì phía Mỹ có quyền từ chối. Nhưng với bằng THPT Mỹ thì được hệ thống giáo dục Mỹ công nhận và không nước nào từ chối con chị”, bà Thủy khẳng định.
Phần tự giới thiệu trên website của APC nêu rõ có 2 chương trình: Chương trình Bộ GD-ĐT và quốc tế được thiết kế theo khung chuẩn của Mỹ cho bậc trung học, của Úc cho bậc mầm non và tiểu học.
Trao đổi về tính pháp lý của các chương trình liên kết trên, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, khẳng định: “APC có quyết định là dạy chương trình VN hoàn toàn. Còn Trường THPT Nam Mỹ đang xin ý kiến của Bộ GD-ĐT để dạy chương trình Mỹ”.
Trong các tờ rơi quảng cáo, TIS khẳng định “là hệ thống giáo dục phổ thông quốc tế giảng dạy liên thông từ lớp 1 đến lớp 12”. Thế nhưng khi chúng tôi hỏi kỹ về chương trình đào tạo, cô tư vấn nói: “Trường chỉ lấy giáo trình gốc của Mỹ biên soạn lại cho phù hợp chứ không có sự liên kết. Ở đây chỉ là lò đào tạo, trường trung chuyển đào tạo tiếng Anh để đi du học, còn bằng là do VN cấp”.
Theo Báo Thanhnien
Học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp sẽ được học thêm môn Kỹ năng giao tiếp với thời lượng 30 tiết, tương đương với 2 đơn vị học trình và là môn tự chọn.
Hôm qua 6/12, Sở GD- ĐT TPHCM đã họp rút kinh nghiệm và đưa ra các phương án xét tuyển vào lớp 10 năm học 2012 - 2013. Một trong các phương án xét tuyển được đưa ra để ý kiến các quận huyện là cho học sinh đăng ký ba nguyện vọng.
Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, từ nay tới ngày 10-12-2011, các Sở GD-ĐT phải báo cáo chi tiết với Bộ GD-ĐT về bốn khoản thu ngoài học phí, lệ phí, gồm: các khoản thu hộ (bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ Đoàn, quỹ Đội, khuyến học, Chữ thập đỏ); các khoản thu có tính chất thỏa thuận (học 2 buổi/ngày, nước uống, ăn trưa, chăm sóc bán trú…); khoản thu để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp; quỹ cha mẹ HS.
Ngày 5/12, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Theo quy chế mới, học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được hưởng quyền xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ. Quy chế mới có hiệu lực từ ngày 9/1/2012.
Học sinh có kinh nguyệt đã lâu nhưng không sử dụng băng vệ sinh, có em lại ngây ngô tưởng mình bị… ói. Cùng với dấu hiệu dậy thì, tâm lý của các em cũng phức tạp. Việc học sinh tiểu học dậy thì rất cần sự “bắt nhịp” kịp thời của người lớn.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xây dựng chương trình đẩy mạnh công tác chống mù chữ, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phát triển trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ) khu vực biên giới, hải đảo giai đoạn 2011-2015.