Đại học tư thục nửa vì lợi nhuận là khái niệm được nhắc đến nhiều tại hội thảo “Đổi mới và phát triển hệ thống các trường ngoài công lập ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-2 tại Hà Nội.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, một trong những trường ngoài công lập được thành lập từ khá sớm, trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2012 - Ảnh: Minh Đức

Một số đại biểu cho rằng khái niệm này sẽ cho một cái nhìn thực tế hơn về hoạt động của các trường đại học ngoài công lập hiện nay bên cạnh khái niệm lâu nay vẫn sử dụng là “trường tư vì lợi nhuận - phi lợi nhuận”.

Thị trường đáng sợ

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay lâu nay do chưa có sự phân định giữa hai loại hình trường này nên chính sách đối với các trường giống nhau, dẫn đến thiệt thòi cho trường hoạt động không vì lợi nhuận. Trong thời gian tới, các trường không vì lợi nhuận sẽ được hưởng chính sách riêng như được miễn thuế với các phần lợi nhuận không phân chia, được ưu đãi trong vấn đề đất đai...

Trao đổi bên lề hội nghị, GS Phạm Phụ - ĐHQG TP.HCM - khẳng định khi giáo dục phát triển theo số đông, bất cứ nước nào trên thế giới cũng sẽ phải thu học phí, mở rộng hoạt động các trường tư thục. Tại Việt Nam, chủ trương phát triển mô hình giáo dục tư thục đã có từ lâu, nhưng thực tế không đạt được những mục tiêu đề ra.

Theo các chuyên gia, nút thắt của vấn đề nằm ở chỗ các trường chưa xác định được mình sẽ hoạt động theo mô hình nào: vì lợi nhuận hay không? Sự mập mờ giữa tư tưởng lợi nhuận - phi lợi nhuận của các trường tư thục khiến hoạt động của nhiều trường rất rối.

“Nhiều lãnh đạo trong trường cãi nhau, rồi kiện nhau, mọi lục đục đều từ chuyện ăn chia không đều. Người góp vốn cũng đòi tiền, người góp công cũng đòi trả công lao cho xứng. Không thỏa mãn thì quay ra mất đoàn kết. Lục ra bây giờ trường nào cũng có vấn đề hết” - GS Phụ nói.

Vì thế, “mô hình phi lợi nhuận cỡ như Việt Nam rất khó phát triển. Tại Mỹ, như Trường ĐH Harvard, tiền từ các nguồn cho tự nguyện để phát triển giáo dục là 35 tỉ USD. Nhiều trường, từ các nguồn này, chi phí đào tạo dành cho mỗi sinh viên là hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn USD. Với cách này, lợi nhuận không được chia cho ai, nó là sở hữu cộng đồng. Đó là lý do để trường tư thục không vì lợi nhuận trước mắt không thể phát triển tại Việt Nam. Còn mô hình trường vì lợi nhuận đẩy trường học vào tình thế hoạt động để thu lợi nhuận bằng mọi giá. Nếu bị chi phối bởi lòng tham, giáo dục sẽ thành thứ thị trường rất đáng sợ. Cho nên mô hình khả thi không gì khác là nửa vì lợi nhuận” - GS Phạm Phụ phân tích.

Theo đó, những người góp vốn sẽ như những người cho vay, được trả lại vốn vay sau đó, chứ không trở thành cổ đông của trường được. Cách khác là có quy định khống chế tầng lợi nhuận đến mức 150% lãi suất ngân hàng. Hoạt động theo cách này, các trường cần được Nhà nước hỗ trợ, ví dụ như ưu tiên về đất đai, xóa dần ranh giới công lập - tư thục.

“Cam kết thành lập” chỉ là... nói cho hay

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo trường ĐH tư thục không giấu được sự lo lắng trước kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện các trường ĐH trong thời gian tới của Bộ GD-ĐT về “cam kết thành lập trường”. Cuối năm 2011, việc bốn trường ĐH và hàng loạt ngành đào tạo của nhiều trường bị dừng tuyển sinh do không thực hiện đúng cam kết thành lập khiến nhiều trường ĐH ngoài công lập thấp thỏm chờ đến lượt... mình.

Một số trường đưa ra nhiều lý do giải thích cho việc không thực hiện cam kết. Một số trường khác còn cho rằng những gì họ viết trong dự án khả thi không phải là cam kết, mà chỉ là viết để hoàn thành dự án.

GS.TS Đặng Ứng Vận - hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình - phân trần: “Các dự án khả thi không thể gọi là các bản cam kết, vì từ mong muốn của người sáng lập đến thực tiễn khả năng thực hiện là... khoảng cách lớn. Nếu bộ nói trước đề án khả thi chính là bản cam kết thì chắc chắn các đề án sẽ giảm quy mô rất nhiều”. GS Vận phân tích: yêu cầu của bộ là 25 SV/giảng viên, theo quy chuẩn, một giảng viên có ba cán bộ quản lý và phục vụ thì học phí SV phải là 20 triệu đồng/năm, không phù hợp với điều kiện đa số dân cư hiện nay.

GS.TS Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Phương Đông - thẳng thắn cho rằng việc bộ đưa ra quy định các trường bảo đảm 25 SV/giảng viên sẽ buộc các trường phải đầu tư cho đội ngũ nhiều hơn.

Tuy nhiên, với mục tiêu 100% giảng viên ĐH sẽ đạt trình độ thạc sĩ trở lên, bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng giáo dục ĐH, bộ cũng cần quan tâm đến trình độ đào tạo thạc sĩ hiện nay: “Nhiều nơi, việc đào tạo thạc sĩ bị thả lỏng đáng lo ngại. Không nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, yêu cầu trình độ giảng viên cao hơn thông qua bằng cấp chỉ là hình thức”.

 

                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục