Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học về việc xác nhận điều kiện mở ngành/chuyên ngành trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo văn bản thì khá nhiều nội dung được Bộ GD-ĐT yêu cầu thẩm định một cách kỹ lưỡng.

 

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, căn cứ vào Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT xác định trụ sở của cơ sở giáo dục đại học để tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra và xác nhận năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Sở GD-ĐT không tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học không có trụ sở tại địa phương.

Để xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu thì cần đối chiếu Danh sách giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu trong danh sách đã khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với Hợp đồng tuyển dụng (bản gốc), Bảng lương trong 6 tháng liên tục (tính đến thời điểm xem xét hồ sơ) của cơ sở giáo dục đại học, Danh sách đóng bảo hiểm xã hội (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương), văn bằng chứng chỉ của giảng viên (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) để xác nhận đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.

Đối với những trường hợp mới tuyển dụng, phải có Hợp đồng lao động dài hạn và sổ bảo hiểm xã hội do cơ sở giáo dục đại học đóng; Đối với những trường hợp đã hết tuổi lao động thì Hợp đồng lao động phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho một cơ sở giáo dục đại học duy nhất.

Để xác nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện, các công trình xây phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên) thì đối chiếu Danh mục phòng học kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với giấy tờ xây dựng chứng minh số phòng học, các công trình xây dựng và kiểm tra thực tế số phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các công trình khác phục vụ giảng dạy, học tập để xác nhận.

Cơ sở giáo dục đại học thuê địa điểm, phòng học và các công trình khác phục vụ giảng dạy và học tập phải ghi rõ các nội dung: tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, thời hạn cho thuê.

Đối chiếu Danh mục phòng thí nghiệm, máy, thiết bị kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản của cơ sở giáo dục đại học (sổ gốc) và kiểm tra thực tế để xác nhận phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, máy, thiết bị.

Trong trường hợp thiết bị mới mua và chưa kịp đưa vào sổ tài sản của cơ sở đào tạo thì phải đối chiếu với hóa đơn, chứng từ (bản gốc) của nơi bán và nơi mua để làm căn cứ xác nhận. Đối với các máy, thiết bị được tặng từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và nhập khẩu.

Đối chiểu Danh mục thư viện, phòng đọc, sách, tạp chí kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản, hóa đơn chứng từ và kiểm tra thực tế để xác nhận về thư viện của cơ sở giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu không xác nhận các trường hợp cho mượn hoặc mua bán máy, thiết bị, sách, tạp chí không có chứng từ gốc hay tên người mua không đúng với tên của cơ sở giáo dục đại học.

Với việc đưa ra quy trình thẩm định khắt khe này, Bộ GD-ĐT hy vọng sẽ tránh tình trạng các trường gửi hồ sơ xin mở ngành đào tạo vượt quá năng lực.
 
 
 
                                                                               Theo Dantri
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh tặng giấy khen cho 5 trường có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Gần 100.000 sinh viên Việt đang học ở nước ngoài

Hiện số sinh viên Việt Nam đang lưu học tại nước ngoài là 100.000 người. Bình quân, mỗi năm nhà nước đưa 10.000 người ra nước ngoài học tập. Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ đưa 23.000 người đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài.

Lương Sơn: Đầu tư thêm 50 tỷ xây dựng trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Bằng nguồn ngân sách sự nghiệp GD&ĐT và ngân sách huyện trong các năm học 2011-2012 và 2012-2013, UBND huyện Lương Sơn đã đầu tư 50 tỷ đồng, xây dựng được 21 công trình (chủ yếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ); hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Cùng với các nguồn ngân sách khác, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được tăng cường.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32%

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 32 cơ sở dạy nghề. Hằng năm đào tạo cho thị trường từ 15.000- 16.500 lao động trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng. Mỗi năm tỉnh có 18000 lao động qua đào tạo nghề.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tặng quà học sinh trường tiểu học, THCS xã Yên Hoà

(HBĐT) - Ngày 13/12, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức tặng gần 3.000 cuốn vở và đồ dùng học tập trị giá trên 17 triệu đồng cho học sinh 2 trường tiểu học, THCS xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự buổi trao tặng có đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện và cán bộ, giáo viên và học sinh 2 trường.

Cử nhân “vật vã” tìm việc: Những tấm bằng bị … xếp xó

Ra trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.

Siết chặt đầu vào đào tạo thạc sĩ

Chất lượng đào thạc sĩ đang đi xuống, tình trạng nới lỏng đầu vào, dễ dãi trong giảng dạy và đầu ra trở nên phổ biến. Bộ GD - ĐT vừa công bố dự thảo Quy chế đào tạo thạc sĩ, thay thế cho quy định năm 2011, với nhiều quy định mới. PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga xung quanh việc làm thế nào để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc thạc sĩ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục