Nhiều cử nhân ra trường phải chấp nhận làm những công việc chỉ duy nhất với mục đích kiếm sống.
Ra trường đi làm công nhân may mặc và hiện giờ T. vừa xin được vị trí… đứng bán nước yến với mức lương 2 triệu đồng. Với những công việc đó, hơn hai năm nay T. chẳng có cơ hội dùng đến tấm bằng tốt nghiệp Đại học loại Khá của mình.
"Hạ chuẩn" công việc
Tốt nghiệp loại Khá Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) năm 2010, T. không nghĩ tìm một công việc thích hợp lại khó đến mức vậy. Thời gian đầu, cũng như nhiều cử nhân khác, T. tìm xin những công việc, vị trí theo chuyên ngành học của mình. Chờ mãi không có có kết quả, T. phải đối diện với thực tế cần tiền để nuôi sống bản thân vì không thể ra trường mà cứ ngửa tay xin tiền bố mẹ nên cô đành nới rộng diện tìm việc. Không chỉ tìm việc trái ngành mà T chỉ thấy cơ hội khi “hạ chuẩn” ở những việc… chẳng cần đến bằng ĐH.
Để giải quyết vấn đề trước mắt, T theo người quen xin vào làm công nhân may mặc ở Đồng Nai với mức lương chỉ hơn 2 triệu đồng. Mới đây, cũng với mức lương đó, T trở lại TPHCM làm nhân viên đứng bán nước yến cho một cửa hàng.
Học cùng trường với T., ra trường thời gian dài mà không xin được việc, Ng. đành chấp nhận làm “chân chạy” cho một công ty bán bảo hiểm xe máy. Công việc của Ng. là tiếp cận các bãi gửi xe máy ở khắp thành phố để… rải tờ rơi và mời mọc khách hàng với mức lương 2,2 triệu đồng. Công việc này Ng. làm cùng SV làm thêm, lao động phổ thông nên tấm bằng loại Khá của cô chỉ nằm xếp xó chẳng có giá trị gì.
Để bám trụ ở thành phố, sau cả ngày “chạy bạc mặt” ngoài đường, Ng. đi gia sư nguyên tuần kiếm thêm thu nhập không chỉ để lo trang trải cuộc sống hàng ngày mà còn tích cóp để gửi về phụ giúp bố mẹ.
Trước đây, nếu SV tốt nghiệp ở các trường có tiếng như ĐH Ngoại thương, Bách khoa, Kinh tế, Ngân hàng... không quá khó để tìm công việc phù hợp thì một hai năm trở lại đây, họ cũng phải xoay xở tìm đến những công việc "ngoài nghề" hoặc làm những công việc tự do để chờ đợi cơ hội.
Giấu cha mẹ đi bốc vác, bán hàng đa cấp
Tại xưởng hàng ở Lâm Đồng với hàng chục công nhân lao động phổ thông làm việc, không ai nghĩ “Tình bốc vác” quê ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An có “vốn dắt lưng” lại có tấm bằng Cử nhân khoa Văn, Trường ĐH Đà Lạt. Nhưng giờ cậu đang đi làm và nhận mức lương cùng những người chỉ học hết cấp 1, cấp hai, thậm chí có người không biết chữ.
Tình buồn bã cho biết để có tiền cho con theo học, bố mẹ cậu phải vay mượn tiền ngân hàng. Khi ra trường cậu chỉ mong tìm được nơi dạy học nhưng xin nhiều lần không có kết quả, Tình chẳng còn muốn hy vọng nên phải tìm việc để kiếm sống và lo trả nợ.
“Chỉ dựa vào năng lực mà không có quen biết thì rất khó xin đi dạy. Muốn về quê thì phải có tiền, quê em SV Sư phạm ra trường muốn đi dạy phải mất cả trăm triệu, nhiều gia đình lo được cho con nhưng nhà em thì không thể”, Tình nói.
Sợ bố mẹ buồn, Tình giấu việc mình đi bốc vác mà dối mình đang hợp đồng đi dạy. Hàng ngày cậu phải chi tiêu vô cùng tằn tiện, gần như không tiêu gì ngoài ngày ba bữa cơm ăn ăn chắc bụng để làm việc còn để góp tiền về cho bố mẹ trả nợ.
Chàng trai trẻ bi quan đến nỗi tự trách mình đã… quyết tâm vào ĐH bằng được. “Học xong đại học cũng đi bốc vác. Giá như hồi đó em kiếm việc làm luôn thì giờ đã ổn định hơn mà gia đình không vướng vào nợ nần”.
Ra trường 3 năm chưa tìm được việc đúng chuyên ngành nên Đức (yêu cầu đổi tên), tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải TPHCM trải qua rất nhiều việc như bảo vệ, gia sư, giao hàng… Quá mệt mỏi, Đức chẳng còn muốn nghĩ đến những hoài bão theo đuổi công việc mình yêu thích và đã theo học mà lái mục tiêu sang việc kiếm tiền để sống.
Hơn nửa năm nay, được bạn bè rủ rê, cậu tham gia vào việc bán hàng đa cấp về sản phẩm dược, chuyên đi tìm cách chèo kéo người tham gia để trích hoa hồng. Đức cũng cho biết, rất nhiều cử nhân ra trường vì không xin được việc đúng chuyên ngành nên nhắm mắt tham gia việc bán hàng đa cấp.
“Ở nhà bố mẹ không biết về công việc của em, họ vẫn tưởng em đang làm việc ở một công ty xây dựng. SV ra trường mà không xin được việc phải gánh rất nhiều áp lực, không chỉ để kiếm sống mà tâm lý cũng rất nặng nề”, Đức nói.
Nếu như trước đây, cử nhân khó kiếm việc chủ yếu tập trung ở một số ngành nghề thì hiện nay tình trạng này trải dài ở các nghề, ngay các nghề được xem là luôn “nóng” như ngân hàng, tài chính, kế toán - kiểm toán… Và ngay nhiều SV tốt nghiệp ở những trường có tiếng cũng chật vật xin việc. Nhiều người phải đi bán hàng ở siêu thị, phát tờ rơi, làm gia sư… Tại các khu công nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai ngày càng dễ bắt gặp những công nhân là… cử nhân.
(HBĐT) - Ngày 8/12, tại xã Lạc Sĩ (Yên Thủy), trường trung học KT-KT Hòa Bình tổ chức khai giảng lớp trung cấp hệ chính quy (năm học 2012 – 2013) hệ nông - lâm chính quy (năm học 2012-2013) cho 55 học sinh của huyện.
(HBĐT) - Sáng 10/12, Ban Chỉ đạo Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên tỉnh đã tiến hành giao ban nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện giai đoạn 2008-2012. Các thành viên BCĐ tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, đại diện phòng GD&ĐT 11 huyện, thành phố đã tham dự hội nghị.
(HBĐT) - Trường TH Đông Bắc (Kim Bôi) được thành lập năm 1998 trên cơ sở tách từ trường cấp I + II xã Đông Bắc. Khi mới tách, trường có 15 lớp với 357 học sinh nhưng chỉ có 6 phòng học cấp 4, 4 phòng học tạm và một số lớp học nhờ. Đến nay, trường có 13 lớp , 353 học sinh với 13 phòng học và 8 phòng chức năng được trang bị khang trang, sạch đẹp. 100% cán bộ giáo viên nhà trường đạt chuẩn trở lên.
(HBĐT) - Hiện nay, 13/13 TTHTCĐ huyện Yên Thuỷ đều đã thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và đẩy mạnh được các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng như tăng cường đầu tư cơ sở, trang thiết bị (9/13 TT có máy vi tính được kết nối In-tơ-nét), 8 TT có phương tiện nghe nhìn, 7 TT có tủ sách cộng đồng...
(HBĐT) - Trong hai ngày 4 -5/12, Công đoàn Giáo dục huyện Kim Bôi đã tổ chức Đại hội khóa XXI, nhiệm kỳ 2012-2017. Dự đại hội có 155 đoàn viên đại diện cho 2.327 đoàn viên công đoàn từ 87 công đoàn cơ sở.
(HBĐT) - Trong học kỳ I, năm học 2012-2013, trường tiểu học Nhuận Trạch (Lương Sơn) đã được Sở GD&ĐT trao giấy chứng nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng GD cấp độ 2. Nhiều năm qua, trường luôn khẳng định là trường tiên tiến, xuất sắc cấp tỉnh.