Đội ngũ cán bộ, giáo viên trường PT DTNT tỉnh luôn thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy; có nhiều đóng góp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà. Hàng năm, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học chiếm 90%.
(HBĐT) - Hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, triển khai chương trình hành động của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2011-2016 và chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, thời gian qua, ngành GD&ĐT đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm đạt được kết quả cao nhất. Trong đó, ngành đã xác định đúng mức vai trò và vị thế của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tình hình hiện nay, đáp ứng tốt nhiệm vụ mà tỉnh giao phó.
Ngành đã tiếp tục quán triệt và thực hiện tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư T.Ư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác giáo dục chính trị; củng cố các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới trong các trường học. Các nội dung của Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và QĐ số 3463/ QĐ-UBND ngày 25/12/2006 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” tỉnh đã được ngành từng bước hiện thực hoá. Trong quá trình thực hiện, ngành đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. 2 năm học gần đây, ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định. Đã mở được 17 lớp đại học theo hình thức liên kết cho trên 1.000 giáo viên; 2 lớp trung cấp MN (100 học viên), 1 lớp trung cấp thiết bị - thư viện (51 học viên), 7 lớp cao đẳng MN hệ vừa làm, vừa học 371 học viên, 2 lớp CĐ tiểu học hệ vừa làm (99 học viên). Hàng chục cán bộ quản lý trường THPT, TTGDTX đi học bồi dưỡng quản lý tại Học viện QLGD và giáo viên THPT, TCCN, CĐSP đi học nghiên cứu sinh và sau đại học. Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý GD các trường, nhiều huyện còn liên kết mở các lớp trung cấp LLCT cho hàng trăm người. Vì thế, số lượng và chất lượng đội ngũ của toàn ngành đã được cải thiện. Hiện nay, toàn tỉnh có có 16.589 giáo viên các ngành học, cấp học (năm 1991, toàn tỉnh có 4.000 giáo viên); trên 300 tiến sĩ, thạc sĩ và học viên cao học; 100% cán bộ quản lý giáo dục các cấp được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước. Trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ nhà giáo từng bước được chuẩn hóa và nâng cao: 92,6% giáo viên mầm non đạt chuẩn trở lên (trên chuẩn đạt 22,7%). 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT, GDTX, CĐSP, THKT-KT đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó, giáo viên có trình độ trên chuẩn đối với tiểu học (53,3%), THCS (đạt 39,5%), PTDTNT huyện, liên xã đạt 54,3%. Số giáo viên có trình độ trên chuẩn của trường CĐSP là 50%.
Công tác xây dựng Đảng trong các đơn vị, trường học được quan tâm, chú trọng. Toàn ngành có 6 Đảng bộ và 740 chi bộ trường học với tổng số 9.429 đảng viên, đạt tỷ lệ 44,4% so với tổng số CB, GV, NV toàn ngành. Có được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, ngành đã có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình; nâng cao chất lượng GD đại trà, mũi nhọn, từng bước nâng tầm chất lượng GD tỉnh trong “bản đồ” GD toàn quốc. Năm học 2011-2012, toàn tỉnh có trên 1.700 học sinh giỏi cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đều đạt cao. Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, tỉnh đoạt 39 giải; nâng tổng số giải qua 22 lần tham gia thi học sinh giỏi toàn quốc lên 1.040 giải (33 giải nhất, 200 giải nhì, 803 giải ba và giải khuyến khích, 138 học sinh dân tộc đoạt giải). Toàn tỉnh cũng đã có gần 160 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp GD&ĐT của nhiều xã vùng cao, khó khăn, lòng hồ đã tạo được bước chuyển bởi từ yếu tố đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được tăng cường về chất lượng.
Với những nỗ lực chung, từ năm 1997 đến nay, ngành GD&ĐT luôn được Bộ GD&ĐT tặng cờ đơn vị thi đua, xuất sắc tiêu biểu. Năm 2012, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng nhì.
Bùi Huy
(HBĐT) - Năm 2012, các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở 24 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc đã tổ chức được 450 chuyên đề với sự tham gia của 43.921 lượt người.
(HBĐT) - Ngày 14/12, tại xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, BCĐ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tỉnh, huyện Đà Bắc đã phối hợp tổ chức cuộc giao lưu, thăm hỏi và tặng quà cho 5 trường trên địa bàn xã. Tham gia cuộc giao lưu, tặng quà có lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBMTTQ huyện Đà Bắc; phòng GD&ĐT 11 huyện, thành phố, các trường PT dân tộc nội trú tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh cùng một số trường THPT, TT trực thuộc Ngành.
Hiện số sinh viên Việt Nam đang lưu học tại nước ngoài là 100.000 người. Bình quân, mỗi năm nhà nước đưa 10.000 người ra nước ngoài học tập. Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam sẽ đưa 23.000 người đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài.
(HBĐT) - Bằng nguồn ngân sách sự nghiệp GD&ĐT và ngân sách huyện trong các năm học 2011-2012 và 2012-2013, UBND huyện Lương Sơn đã đầu tư 50 tỷ đồng, xây dựng được 21 công trình (chủ yếu nhà hiệu bộ, phòng chức năng và các công trình phụ trợ); hướng tới xây dựng trường chuẩn quốc gia. Cùng với các nguồn ngân sách khác, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học được tăng cường.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 32 cơ sở dạy nghề. Hằng năm đào tạo cho thị trường từ 15.000- 16.500 lao động trình độ từ sơ cấp đến cao đẳng. Mỗi năm tỉnh có 18000 lao động qua đào tạo nghề.
(HBĐT) - Ngày 13/12, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức tặng gần 3.000 cuốn vở và đồ dùng học tập trị giá trên 17 triệu đồng cho học sinh 2 trường tiểu học, THCS xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự buổi trao tặng có đại diện lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện và cán bộ, giáo viên và học sinh 2 trường.